THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

22 October 2013

12 cây xăng chính thức bị “xóa sổ” từ ngày 1/11

SỐNG MỚI - 22/10/2013

Chậm nhất đến ngày 1/11, 12 cây xăng trên địa bàn Hà Nội thuộc diện bị “xóa sổ” sẽ phải chấm dứt hoạt động và phải nộp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cho Sở Công Thương Hà Nội theo luật định.

Theo thông báo mới nhất từ Sở Công thương Hà Nội, 12 cửa hàng trong diện “xóa sổ” chỉ được kinh doanh đến hết ngày 31/10 để giải quyết hàng tồn kho, thanh lý hợp đồng mua bán xăng dầu đã ký kết.
 
Sau 31/10, các doanh nghiệp phải nộp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu (với những cửa hàng đã được cấp và giấy chứng nhận còn hạn). Đồng thời, các cửa hàng phải đưa ra phương án chuyển đổi mục đích kinh doanh trên diện tích đất mà cửa hàng đang sử dụng gửi Sở Công thương Hà Nội và UBND quận, huyện trước ngày 15/11 để được xem xét, giải quyết.
 
Riêng với hai cửa hàng xăng dầu ở địa chỉ 171 Trường Chinh và sân bay quốc tế Nội Bài được phép kinh doanh đến khi hết hạn giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh (tháng 5/2014).
 
Với 32 cửa hàng kinh doanh xăng dầu phải sớm cải tạo để đảm bảo an toàn cũng chỉ được hoạt động đến ngày 31/10 để giải quyết hàng tồn, thanh lý hợp đồng mua bán xăng dầu đã ký kết trước đó. Từ  ngày 1/11, các doanh nghiệp phải nộp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh về Sở Công thương Hà Nội và tiến hành cải tạo cửa hàng theo quy định hiện hành.
 
Với 324 cửa hàng thuộc diện phải cải tạo, nâng cấp để đảm bảo tốt hơn điều kiện kinh doanh xăng dầu, nâng cao chất lượng phục vụ theo hướng văn minh thương mại, Sở Công thương Hà Nội yêu cầu các doanh nghiệp cải tạo ngay trong năm 2013. Trong thời gian duy trì hoạt động trước khi cải tạo, Sở Công thương Hà Nội yêu cầu các cửa hàng phải thực hiện tốt các điều kiện về phòng cháy chữa cháy.
 
Danh sách 12 cây xăng bị “xóa sổ”
 
1) Cây xăng số 280 Đội Cấn (quận Ba Đình): Bị di dời do không đảm bảo ATGT, PCCC nằm trong dự án giải toả khi mở đường giao thông.
2) Cây xăng 179 Đê La Thành (quận Đống Đa): Bị di dời do không đảm bảo về ATGT, PCCC.
3) Cây xăng 2D Khâm Thiên (quận Đống Đa): Chủ cửa hàng không xuất trình được các hồ sơ pháp lý cơ bản, không rõ chủ sở hữu nằm trong sân cơ quan, lối ra vào chật hẹp, độc đạo, không có lối thoát...
4) Cửa hàng Xăng dầu Kim Giang (quận Thanh Xuân): Không đảm bảo về ATGT, PCCC.
5) Cửa hàng xăng Công ty Fomach (Km2 đường 70, xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì): Hiện dừng kinh doanh, đang dỡ bỏ. Tại thời điểm đoàn liên ngành thành phố kiểm tra không có người trực tại cửa hàng.
6) Cửa hàng Xăng dầu Thạch Cốc (Km9 quốc lộ 2, xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn): Hiện cửa hàng đang nằm trên quốc lộ 2 trong diện di dời theo dự án khác; hết hạn giấy phép đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu từ ngày 31/5/2012, nhưng vẫn tiếp tục hoạt động.
7) Cửa hàng Xăng dầu Quang Lãng (xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên): Theo quy hoạch hệ thống bán lẻ xăng dầu đã được phê duyệt, cửa hàng này thuộc diện phải di dời do không đủ điều kiện.
8) Cây xăng 174 Hà Huy Tập (thị  trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm): Không đảm bảo yêu cầu về khoảng cách giữa cột bơm, bể chứa ngầm với đường dây điện.
9) Cửa hàng xăng dầu 81 (xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm): Hiện nay, công trình xây dựng đường hiện  đã đến chân cửa hàng, nên buộc phải di dời, giải toả.
10) Cửa hàng xăng dầu của ông Nguyễn Văn Đức (xã Chu Phan, huyện Mê Linh): Lấn chiếm hành lang bảo vệ đê, nên phải giải toả.
11) Cửa hàng Xăng dầu HTX Đồng Tâm (Km13, Đại lộ Thăng Long, huyện Hoài Đức): Doanh nghiệp tự ý xây dựng cửa hàng xăng dầu không giấy phép, nên buộc phải đóng cửa, tiến hành các thủ tục đầu tư xây dựng cửa hàng xăng dầu theo đúng quy định.
12) Cây xăng doanh nghiệp tư nhân Vân Anh (Hùng Tiến, huyện Mỹ Đức): Không đảm bảo ATGT, PCCC, không còn diện tích để cải tạo.
 

Nước ‘tắc’, tiền ‘thông’!

SỐNG MỚI - 22/10/2013 

Trong khi Tổng Giám đốc Công ty TNHH thoát nước đô thị TP.HCM nhận lương 2,6 tỷ đồng/năm thì nhiều người dân TP.HCM đã phải sống trong cảnh bì bõm khi triều cường đạt mức đỉnh kỷ lục trong vòng 61 năm qua, dù đã tốn không ít tiền ngân sách cho các công trình chống úng .



Nhiều tuyến đường tại TP.HCM liên tục bị ngập úng do triều cường (ảnh:Tuổi Trẻ)
Ngập TP.HCM lên nhanh mà rút cũng nhanh. Ấy là nhờ hệ thống kênh rạch cùng sông Sài Gòn (khoảng 38km) có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thoát nước. Tuy nhiên, hệ thống thoát nước tự nhiên này không những đã bị thu hẹp lại mà còn đang chết ngập trong rác, nhiều đến mức nước không chảy được, kênh biến thành ao tù, bốc mùi và trở thành địa bàn “hoạt động và sinh hoạt” của ruồi, muỗi...
 
Trong khi đó, hệ thống thoát nước nhân tạo cũng chỉ hoạt động theo… thời vụ, khiến cho triều cường tại TP.HCM tăng mạnh theo từng năm từ 1,58m năm 2011, lên 1,62m năm ngoái và nay đã thành 1,68m - đồng nghĩa với tình trạng ngập tại thành phố này ngày càng trở nên nghiêm trọng.
 
Theo VnExpress, ông Đỗ Tấn Long - Trưởng phòng quản lý hệ thống thoát nước Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập TP.HCM - thừa nhận dự án 1547 làm tuyến đê bao khép kín từ giáp ranh Tây Ninh, bọc xuống Nhà Bè về Long An với hơn 176km đê bao và 13 cống kiểm soát triều lớn (30m) và vài trăm cống nhỏ nhằm khống chế triều được chính phủ phê duyệt từ năm 2008 vẫn đang ì ạch lê bước. Nguyên nhân được nêu ra là do… kinh tế khó khăn! Trong khi đó, bội chi ngân sách nhà nước lại đang chuẩn bị “vỡ” kế hoạch cho thấy lượng chi ra không hề nhỏ, vậy mà 5 năm trôi qua chỉ mới xong một đoạn ngắn. Do kéo dài thời gian thi công đã khiến vốn đầu tư dự án từ 11.531 tỷ đồng tăng lên trên 50.000 tỷ đồng và dự kiến phải đến cuối năm 2020 mới có thể hoàn thành thay vì năm 2017 như kế hoạch.
 
Hiện nay, TP.HCM trong lúc chờ công trình thoát nước “khủng” hứa hẹn giảo quyết căn cơ nạn ngập úng ở thành phố thì chính quyền vẫn đang cho tiến hành nhiều công trình “tạm” chống ngập trước mắt như 70 tỷ cho một số để cải tạo hệ thống thoát nước ở một số tuyến đường, và 30 tỷ đồng dành cho quận Thủ Đức đẩy nhanh tiến độ thi công dự án Xây dựng kè chống ngập úng, sạt lở ven sông Sài Gòn. Hay đặt 1.200 van ngăn triều tại các cửa xả, bố trí 40 trạm bơm công suất 1.000 m3 một giờ đến 8.000 m3 một giờ… Nhưng tất cả cũng chỉ là lời giải chống chế. Những hệ thống thoát nước này đều chưa thể “thông cống” cho thành phố, nước vẫn cứ ùn tắc, chỉ có tiền vẫn cứ chảy khơi khơi.
 

Bắt nguyên Phó phòng Văn xã tỉnh chiếm đoạt 1 tỷ đồng!

ĐV - 21/10/2013- (Tin tức pháp luật) - Sau khi thực hiện các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt gần 1 tỷ đồng, Nguyễn Thị Hiếu bỏ trốn sang Hongkong suốt gần 1 năm qua. Mới đây, công an Hà Giang vừa tiến hành bắt giữ đối tượng tại sân bay Nội Bài.


Ngày 21/10, Cơ quan Cảnh sát Điều tra-Công an tỉnh Hà Giang cho biết đối tượng Nguyễn Thị Hiếu (37 tuổi, trú tại Thôn Sửu, xã Phương Độ, thành phố Hà Giang), nguyên là Phó Trưởng phòng Văn xã- UBND tỉnh Hà Giang (đã bị buộc thôi việc) phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.”

Được biết, từ tháng 8/2011 đến tháng 7/2012, qua hợp đồng mua bán thảo quả với Công ty Cổ phần Viễn thông Hà Giang và hợp đồng giao dịch bất động sản với các cá nhân trên địa bàn thành phố Hà Giang, bà Nguyễn Thị Hiếu đã cùng chồng là Nguyễn Đức Quyền (nguyên giáo viên trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên) thực hiện các hành vi gian dối, lừa đảo chiếm đoạt tài sản gần 1 tỷ đồng.

Ngày 18/9, ông Nguyễn Đức Quyền cũng đã bị Công an tỉnh Hà Giang ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng.

Ngay sau khi thực hiện các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bà Nguyễn Thị Hiếu đã trốn sang Hồng Kông đến nay khoảng 1 năm.

Công an tỉnh Hà Giang đã mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, tìm theo dấu vết của đối tượng để đấu tranh, vận động gia đình, anh em và bản thân bà Nguyễn Thị Hiếu về nước phục vụ công tác điều tra, xét xử.

Khi về tới sân bay Quốc tế Nội bài, đối tượng Nguyễn Thị Hiếu đã bị bắt và di lý về Trại tạm giam Công an tỉnh Hà Giang.

Trước đó,  ngày 17/10, Cơ quan CSĐT Công an TP Cần Thơ đã bắt tạm giam ông Trần Trung Dũng (59 tuổi), phó chánh thanh tra Sở Văn hóa - thể thao và du lịch TP Cần Thơ (VH-TT&DL), nguyên hiệu trưởng Trường trung cấp Thể dục thể thao Cần Thơ, để điều tra hành vi tham ô tài sản.

Khi ông Dũng còn là hiệu trưởng trường trung cấp thể dục thể thao Cần Thơ (trực thuộc Sở này) đã có hành vi tham ô.

Cơ quan điều tra vào cuộc và xác định ông Dũng tham ô hơn 1 tỷ đồng, trong số đó có khoảng 800 triệu đồng là tiền mà các trường nghiệp vụ TD-TT tại TP.HCM liên kết đào tạo, nhưng số tiền này không được chi trả mà ông Dũng cùng thủ quỹ nhà trường lập hồ sơ, chứng từ khống để chiếm giữ.

Ngoài ra, trong quá trình xây dựng sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho việc đào tạo, giảng dạy ông Dũng và thủ quỹ lại tiếp tục lập chứng từ không đầy đủ, không hợp lệ, có dấu hiệu giả mạo để chiếm đọat số tiền khỏang 300 triệu đồng.


Thùy Vân (Tổng hợp TTO, DT)

Không nộp tiền thì không đóng dấu



Thứ hai 21/10/2013 06:46
ANTĐ - Là địa bàn được chọn làm thí điểm cho việc thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới (NTM), thời gian gần đây UBND xã Bình Yên (huyện Thạch Thất, Hà Nội) khẩn trương tiến hành công tác dồn điền đổi thửa, cứng hóa hệ thống kênh mương và vận động bà con tự nguyện đóng góp kinh phí xây dựng. Tuy nhiên, việc vận động đóng góp kinh phí xem chừng đang… tắc nên xã đã “dùng biện pháp mạnh”…




Cụ Tá đến nay vẫn bị xã nợ tiền công xây dựng kênh mương

“Như thế là... làm bậy”
Trong số các biện pháp mạnh mà UBND xã Bình Yên áp dụng có một cách mà người dân buộc phải tham gia đóng góp. Đó là xã sẽ không đóng dấu xác nhận vào bất cứ loại văn bản giấy tờ nào nếu gia đình chưa chịu nộp khoản tiền 1 triệu đồng. Đây là khoản tiền được xác định dùng để chi cho công tác xây dựng NTM, nhưng cụ thể là xây dựng hạng mục nào, công trình nào thì người dân… mù tịt.

Anh Nguyễn Văn Thu, trú tại thôn Đồi Sen, xã Bình Yên có con trai là em Nguyễn Sang (SN 1995) năm nay thi đại học. Trong những thủ tục dự tuyển có một yêu cầu bắt buộc là phải có giấy xác nhận của UBND xã về lý lịch, hoàn cảnh gia đình. Anh Thu bảo: “Tôi mang các loại giấy tờ lên xã để xin xác nhận, nhưng câu đầu tiên họ hỏi, gia đình đã nộp khoản tiền xây dựng NTM hay chưa?”. Vốn là người hiểu biết, anh Thu nắm rõ chủ trương xây dựng NTM có nêu rõ, mọi khoản đóng góp là do người dân tự nguyện. Tuy nhiên cán bộ xã cứ kiên quyết, chưa đóng tiền thì chưa đóng dấu, vì thế dù biết đây là việc làm không đúng nhưng anh vẫn phải cắn răng nộp tiền. “Thấy làm căng không xong, tôi buộc phải nộp số tiền 1 triệu đồng cho anh trưởng thôn, khi anh trưởng thôn ký xác nhận là gia đình đã hoàn thành việc đóng góp thì bấy giờ xã mới chịu đóng dấu vào hồ sơ đi học cho cháu. Như nhà tôi vẫn còn may, tôi biết có nhà làm căng xã vẫn đóng dấu cho, nhưng lại ghi rõ vào giấy tờ là: Gia đình không hoàn thành nghĩa vụ với địa phương. Anh bảo ghi như thế thì các cháu còn mặt mũi nào mà dám đi nộp hồ sơ nữa” – anh Thu than thở.

Cùng thôn với anh Thu còn có gia đình anh Nguyễn Đăng Thích. Từng làm Bí thư chi bộ thôn Đồi Sen, anh Thích nói thẳng: “Làm như thế này là “làm bậy”. Cả thôn tôi hiện có hơn 100 hộ, nhưng chắc cũng chỉ có độ 10 hộ đóng vì họ có công việc liên quan tới giấy tờ bắt buộc phải lên xã xin dấu. Có hai lý do chính cho việc người dân không mặn mà gì với việc đóng góp này. Thứ nhất là bởi người dân ở đây rất nghèo. Thứ 2 là họ cũng chẳng rõ số tiền mà họ phải nộp sẽ chi vào những việc gì?”.

Công trình NTM dang dở của xã Bình Yên và những đống vật liệu bị bỏ lại ngoài đồng

Xót ruột nhìn của công phơi mưa nắng
Cụ Nguyễn Văn Tá (73 tuổi) bảo, chúng tôi được thông báo là xã sẽ xây dựng cho thôn Đồi Sen 2 con mương bê tông để tưới và tiêu nước. Nguồn vốn để thực hiện việc xây dựng NTM là của xã bỏ ra. Và để tạo điều kiện cho dân, xã còn thuê người dân trong thôn tham gia xây dựng với tiền công là 120 nghìn đồng/ngày. Nghe vậy người dân ở đây mừng lắm. Vừa có kênh tưới ruộng, lại được tạo công ăn việc làm. Bản thân tôi cũng tham gia công tác xây dựng với số ngày công là 12 ngày.

Thế nhưng con kênh mới chỉ làm được độ vài trăm mét thì chính quyền thông báo dừng vì hết vốn. Ngay cả tiền công của những người tham gia cũng bị… nợ. Cụ Tá tiếc rẻ: “Xã thông báo, hiện nay do thiếu vốn nên xã chỉ cho vật liệu, còn kinh phí thi công thì dân phải tự bỏ ra. 12 ngày công bây giờ tôi cũng chả biết đòi ai. Sau này khi nghe xã thông báo thu mỗi hộ 1 triệu đồng, chúng tôi bèn đề nghị trừ thẳng vào khoản xây mương mà xã còn nợ, nhưng họ không chịu. Bây giờ, kênh chẳng đâu vào đâu, sắt thép, xi măng, gạch đá còn thừa cả đống nằm phơi mưa phơi nắng ngoài đồng nhìn xót cả ruột”.

Anh Thu phải nộp đủ 1 triệu đồng mới xin được dấu vào hồ sơ cho con thi ĐH

Theo chỉ dẫn của cụ Tá, chúng tôi tìm tới căn chòi của ông Nguyễn Văn Phê, người được xã nhờ trông hộ xi măng, sắt thép ngoài ruộng. Lật tấm bạt phủ đống xi măng, ông Phê bảo: “Xi măng ngấm nước đóng thành cục  rồi. Thép bây giờ cũng han rỉ chỉ còn nước bán sắt vụn. Họ gửi ở đây rồi bỏ mặc chả thấy quan tâm gì. Đã mấy lần tôi báo lên xã và thôn để các vị ấy có biện pháp quản lý nhưng có ai đoái hoài đâu? Hai con kênh còn chưa xong 1 mà gạch đá đã rêu bám xanh rì. Bây giờ mấy thứ vật liệu này chỉ có bỏ đi mà thôi”.
Chúng tôi đã tới UBND xã Bình Yên, nhưng khi được hỏi về những vấn đề này hầu hết cán bộ của xã đều từ chối trả lời và đề nghị phóng viên gặp Chủ tịch Lê Văn Mão. Tuy nhiên, khi tìm ông này thì chúng tôi được bộ phận văn phòng cho biết ông Mão đi họp vắng. Mặc dù chúng tôi đã liên lạc nhiều lần vào số di động nhưng ông Mão không nhấc máy.

Theo đề án xây dựng NTM, từ năm 2011-2015 xã Bình Yên cần phải có 238 tỷ đồng để hoàn thành 19 tiêu chí. Trong đó nhà nước hỗ trợ 200 tỷ, còn nguồn thu dự kiến huy động từ phía người dân trong xã là 38 tỷ đồng. Tính ra từ nay đến năm 2015 mỗi hộ dân trong xã phải đóng khoảng 15 triệu đồng. Nhưng với bài học là con kênh tưới tiêu dang dở tại thôn Đồi Sen thì không biết xã Bình Yên có cách nào để vận động được người dân nữa?
Nguyễn Long

PHẢI BÁNH XE MÁY BAY VIETNAM AIRLINES ? ?


Cán bộ tỷ phú tạt axít vợ rồi tự thiêu trong căn nhà 3 tầng

Ông Vương Chí Linh (68 tuổi, quận Gò Vấp, TP.HCM) đã tẩm xăng tự thiêu ngay trong chính căn nhà của mình.

Ngọn lửa bùng lên từ tầng 1 của căn nhà 2 tầng số 28 đường số 3 (P.7 Quận Gò Vấp TP.HCM) vào lúc 9g30 ngày 21/10.

4 xe của lực lượng chữa cháy quận Gò Vấp kịp thời có mặt không chế ngọn lửa. Khi vào đến nơi phát ra cháy, các chiến sĩ chữa cháy phát hiện thi thể một người đàn ông bị cháy đen.
tỷ phú, mâu thuẫn gia đình, tự thiêu
Ông Vương Chí Linh (ảnh kenh 14.vn)

Bà con sống gần nhà nạn nhân cho biết, trước khi tự thiêu, ông Vương Chí Linh (68 tuổi) đã xảy ra xô xát với vợ là bà Nguyễn Thị Tường Vân (60 tuổi) và chính ông đã tạt a-xít vào người bà. Sau khi bà Vân được chuyển đến bệnh viện, ông Linh đã vào phòng cố thủ tự tưới xăng vào người rồi bật lửa.
Nhiều bạn bè của nạn nhân cho biết, cả hai ông bà đều là cán bộ nhà nước đã nghỉ hưu. Trước khi gá nghĩa với nhau ông Linh đã có một đời vợ, hiện bà vợ này đang cùng các con sinh sống tại Hà Nội.

tỷ phú, mâu thuẫn gia đình, tự thiêu
Ngôi nhà của ông Linh nay đã thành tài sản của bà Vân.

Ông Linh người Hà Nội vào Nam năm 1985 làm cán bộ ngành xây dựng. Chỉ trong vài năm, ông Linh đã tạo dựng được một số tài sản tương đối. Ông gặp bà Vân - người phụ nữ còn độc thân mặc dù đã qua thời xuân sắc. Hai ông bà đến với nhau bằng một tiệc cưới được tổ chức vào năm 2002 để ra mắt bạn bè và người thân.

Bà Vân vốn là một trí thức, có học hàm tiến sĩ cũng là cán bộ nhà nước. Sau khi cưới tài sản của hai người gần như tương đương đã gộp lại để cùng nhau làm ăn, sinh sống. Nhờ vào sự khéo léo không lâu sau đó số tài sản của đôi vợ chồng tăng lên đến nhiều chục tỉ đồng.

Tuy nhiên, khi số tài sản càng lớn thì sự êm ấm và mặn nồng của nghĩa vợ chồng giảm dần đi. Theo suy nghĩ của bà Vân, bà sẽ phải chia năm xẻ bảy cho các con riêng của ông một khi ông qua đời. Vì thế mâu thuẫn trong gia đình ngày càng khoét sâu.

tỷ phú, mâu thuẫn gia đình, tự thiêu
Tang vật thu được gồm một can xăng và một lọ đựng dung dịch
Để chiều lòng vợ, ông Linh đã làm các giấy tờ chuyển toàn bộ số tài sản ông có cho bà lên đến trên 30 tỉ đồng với điều kiện bà Vân phải chăm lo cho ông đến cuối đời. Thế nhưng, chỉ 3 năm sau ngày ký các văn kiện chuyển sở hữu tài sản, bà Vân đưa đơn ra tòa xin li dị với ông.
Từ một tỉ phú trong phút chốc ông trở thành trắng tay. Điều oái oăm, những giấy tờ chuyển sở hữu tài sản được công chứng hợp pháp nhưng điều kiện chăm lo cho ông đến cuối đời chỉ là những lời cam kết bằng miệng nên ông đã phải ngậm đắng nuốt cay.
Sự cố xảy ra vào sáng 21/10 là hệ quả của vật chất đã làm lóa mắt mất đi hết tình nghĩa phu thê. Sau 10 năm đầu ấp tay gối, ông Linh chỉ còn lại một khoảng trống hụt hẫng. Không còn tài sản, chính ông đã phải làm đơn xin Thi hành án được lưu cư lại trong chính căn nhà của mình trong một thời gian ngắn.
Đây là bài học đau đớn vì sự cám dỗ vật chất, mãnh lực của đồng tiền luôn có tác dụng khi con người đặt lòng tham lên trên tình nghĩa.
• Trần Chánh Nghĩa

Khiêng quan tài trong lũ: Những chuyện kinh hoàng giờ mới kể !


(Xã hội) - “Lúc mấy anh em đến khiêng quan tài bỏ lên đò, nhưng nước lũ chảy xiết nên đò bị lật, chiếc quan tài cũng quay mấy vòng rồi chìm dưới nước lũ”.


Hình ảnh chiếc quan tài của anh Mai Xuân Phụ (53 tuổi, bị chết trong con lốc xoáy kinh hoàng xảy ra vào rạng sáng ngày 16/10 vừa qua) được một số người thân ở xóm Dài, xã Quảng Sơn, huyện Quảng Trạch vội vã đưa đi chôn cất trong nước lũ đã khiến cư dân mạng xót lòng, tiếc thương cho số phận một con người. Chúng tôi đã trực tiếp gặp gỡ những người trong cuộc ngày hôm đó và được nghe kể lại những chuyện kinh hoàng…
Khiêng quan tài trong lũ: Những chuyện kinh hoàng giờ mới kể
Khiêng quan tài trong lũ: Những chuyện kinh hoàng giờ mới kể
Chiều ngày 20/10, chúng tôi trở lại Linh Cận Sơn, Quảng Sơn, Quảng Trạch, Quảng Bình. Trời vẫn mưa tầm tã. Con đường vào nhà chị Phạm Thị Hường (53 tuổi), vợ anh Phụ, đã lầy lội bùn đất.
Ngôi nhà của chị Hường tan hoang sau lũ được bộ đội dọn dẹp và che một tấm bạt trên mái nhà nên nơi đặt di ảnh của anh Phụ nhìn ấm áp hơn.
Thời điểm đưa quan tài anh Phụ đi, người dân thôn Linh Cận Sơn bắt đầu “chạy lũ”.
Thời điểm đưa quan tài anh Phụ đi, người dân thôn Linh Cận Sơn bắt đầu “chạy lũ”.
Người đầu tiên chứng kiến căn nhà đổ sập và cận cảnh thấy anh Phụ bị đất đá đè bẹp là anh Trần Đình Giáp, hàng xóm. Anh vẫn chưa quên giây phút kinh hoàng và đau đơn, anh nhớ lại: “Sau khi nghe tiếng ầm xong, nhìn qua nhà anh Phụ thấy bị sập, gọi mãi không nghe anh trả lời nên tui đoán anh ấy bị tường sập đè lên người rồi. Tôi vội vã chạy qua thì thấy một khối lượng đá, gỗ đè lên khiến anh dập nát đầu và cả người”.
Cũng là người có mặt sau đó một lúc, anh Nguyễn Hữu Tuân (50 tuổi) kể tiếp: Vì anh Phụ ở nhà một mình, vợ và con cái đi làm ăn xa và biết được sắp có lũ lên nhanh nên anh em chúng tôi nhanh chóng khâm niệm ngay rồi đặt quan tài anh trên một cái bàn để ở ngoài hiên.
Đến sáng hôm sau nước lũ lên nhanh quá khiến quan tài anh Phụ bị ngập dưới nước, nên một số người thân của anh đã vội vã chạy đi mượn hai chiếc đò về kết lại để đưa đi nơi cao ráo khỏi bị lũ cuốn.
Anh Nguyễn Ngọc Tuấn, cháu anh Phụ là người trực tiếp mượn đò về, nhớ lại: “Lúc mấy anh em đến khiêng quan tài bỏ lên đò, nhưng do nước lũ chảy xiết nên đò bị lật, chiếc quan tài cũng quay mấy vòng rồi chìm dưới nước lũ…”
Ông Tuân kể lại lúc nước dâng cao và vị trí bỏ quan tài sau khi khâm niệm.
Ông Tuân kể lại lúc nước dâng cao và vị trí bỏ quan tài sau khi khâm niệm.
Sau đó, nghĩ sẽ không dùng đò đi được vì nước chảy xiết nên mấy anh em phải vật lộn và đưa quan tài đi “tránh lũ” bằng cách dùng dây thừng neo vào một cột điện gần cạnh nhà thờ.
Anh Mai Xuân Bình kể tiếp: Càng lúc nước càng chảy xiết và dâng cao, vì sợ bị lũ cuốn trôi quan tài anh Phụ nên tui đã huy động một số thanh niên đưa quan tài anh Phụ đi chôn cất ở trên núi. Quá trình đi, do lũ lớn quá không khiêng được nên đành phải đẩy trôi trên mặt nước.
Nghe câu chuyện của những người trong cuộc kể về quá trình chồng mình bị chết đến khi được một số anh em chôn cất, chị Hường không ngớt nước mắt, chị ngậm ngùi: “Tội quá chú chú ơi, đau đớn quá, đến hôm nay tui mới nghe được câu chuyện này, lúc đó chắc anh lạnh lẽo quá anh ơi…!” Cháu Mai Thị Hoa, con anh Phụ đỡ lời: “Cảm ơn các chú, các anh quá, nếu không có anh em giúp đỡ e quan tài ba cháu trôi theo nước lũ rồi”.
Thực sự tận mắt chứng kiến cảnh tang thương của gia đình anh Phụ mới thấy hết nỗi đau đớn của người đã khuất và người còn ở lại…
(Trí Thứ Trẻ)

Sự thật kinh hoàng về những xe hủ tiếu gõ


(Xã hội) - Đây là câu chuyện rùng rợn nhất, in đậm vào tâm trí cánh phóng viên chúng tôi về một chuyến tác nghiệp cùng với các anh bên phòng cảnh sát hình sự thành phố.

Cũng như thường lệ những lần tác nghiệp khác, tôi được theo anh P bên phòng cảnh sát hình sự đi tuần trên các tuyến đường sài gòn. Dạo quanh các tuyến đường trên địa bàn thành phố đến các vùng ven, bỗng anh P phát hiện 2 đối tượng khả nghi, tay chân xăm trổ nhìn rất hung tợn. Anh nói tôi hai thanh niên trước mặt rất khả nghi, bám theo xem thế nào.
Sự thật kinh hoàng về những xe hủ tiếu gõ
Sự thật kinh hoàng về những xe hủ tiếu gõ
Bám theo đối tượng khả nghi qua 4 ngã tư đến đoạn Cách mạng tháng 8, bỗng 2 thanh niên áp sát một phụ nữ đang đi trên đường và giật phăng sợi dây chuyền trên cổ. Không kịp hoàn hồn, người phụ nữ chỉ biết nhìn theo 2 tên cướp. Ngay lúc đó anh P tăng tốc truy đuổi 2 đối tượng, tôi ngồi sau chỉ biết bắm chặt chiếc xe và nhìn theo bóng 2 tên cướp.
Phía trước 2 tên cướp phóng như bay qua các tuyến đường, anh P không ngừng tăng ga truy đuổi. Đến đoạn Nguyễn Chí Thanh, chúng tôi đã áp sát được 2 tên cướp, a P nhanh chóng ép xe và đạp ngã được chúng. Mọi người xung quanh vẫn chưa kịp nhận ra chuyện gì xảy ra, anh P đã nhanh chóng quật ngã được một tên, còn tên kia bỏ xe và ném tang vật về phía a P và tẩu thoát. Theo phản xạ anh P vung tay hất tung tang vật sang 1 bên. Lúc này mọi người xung quanh mới hỗ trợ chúng tôi trói tên cướp và gọi cho lực lượng công an địa phương.
Tôi và anh P loay hoay tìm tang vật để làm bằng chứng và trả cho người bị hại thì một người bên đường bảo nó rớt vào thùng nước lèo quán hủ tiếu gõ bên đường, tôi và anh P tiến lại gần thì anh chủ quán bảo không thấy. Anh P liền móc thẻ ngành và yêu cầu anh chủ quán cho kiểm tra thùng nước lèo để tìm tang vật, không ngờ anh chủ quán lại một mực không cho kiểm tra và bảo không thấy vật gì rớt vào đây cả và tỏ ra thái độ chống đối. Chỉ đến khi lực lương công an địa phương đến, thì anh ta mới chịu “cúi đầu”.
Thực khách vẫn vô tư ăn mà không biết...
Thực khách vẫn vô tư ăn mà không biết...
Một tình huống kinh hoàng được phát hiện từ đây. Trong thùng nước lèo xe hủ tiếu gõ của anh ta, chúng tôi vớt lên từ đáy thùng một thứ khủng khiếp trước sự chứng kiến của nhiều người xung quanh. Năm con chuột cống to đùng được xiêng theo hình lục giác, nhiều người không chịu nổi đã hét toáng lên. Tiếp tục vớt dưới đáy thùng thì chúng tôi đã tìm được sợi dây chuyền. Năm con chuột cống được xiên tỉ mì và trắng toát, nhìn trên tủ kiếng chỉ vẻn vẹn 1 cục thịt bé xíu. Thì ra đây chính là nguyên liệu chính để làm ngọt nước xe hủ tiếu gỏ. Anh ta còn khai nhận đã hành nghề thế này được 4 năm nay, thịt chuột đã chế biến sẵn và được cung cấp bởi một tay xe ôm, anh ta chỉ xiên lại và đem nấu.
Đã nhiều lần nghe đồng nghiệp kể lại việc xe hủ tiếu gõ làm ngọt nước bằng trùng chỉ, nay tôi lại tận mắt chứng kiến một nguyên liệu hết sức khủng khiếp thế này. Anh ta khai nhận, thịt này không đem bỏ, sau khi nấu xong còn được tay xe ôm kia thu lại với giá 30 ngàn. Tôi hỏi mãi anh ta mới chịu khai là số thịt chuột ấy được đem về và chế biến làm nhân thịt của bánh giò.
Thật quá sức tưởng tượng của chúng tôi, kinh doanh kiểu ác độc thế này thì làm sao mà “khá” nổi? Trên đường về nhà, tôi nhớ lại còn cảm thấy rùng mình, còn anh P thì chỉ lắc đầu và im lặng…
Người Việt mình sao lại có kiểu kinh doanh thế này, đồng tiền đã làm mờ mắt họ. Họ không màng đến sức khỏe, tính mạng của người khác, bán “thần chết” kiểu này thì suốt đời ông trời cũng không cho họ “khá nỗi”.
Đại Lâm

SAO LẠI ĐỀ NGHỊ UNESCO VINH DANH TỘI ĐỒ VÕ NGUYÊN GIÁP LÀ ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC?!

Nguyễn Thu Trâm, 8406 --  October 21, 2013

Tôi không có ý định nhắc đến Tướng Giáp nữa, bởi công tội của ông thì đã quá rõ ràng khi nhìn vào xã hội Việt Nam hôm nay đang vô cùng loạn lạc. Đạo đức gia đình, xã hội suy đồi đến mức không thể suy đồi hơn được nữa. Trộm cướp, hãm hiếp, giết người xãy ra từng ngày từng bữa trên khắp mọi miền đất nước, cha hãm hiếp con gái, vợ giết chồng để dễ bề thông dâm với tình nhân, vợ bí thư xã giết chủ nợ để quỵt tiền vay ăn chơi đàn đúm… Và một đất nước khốn khó, đói nghèo, tụt hậu hàng thế kỷ so với các nước láng giềng, nhân sỹ, trí thức thì nhược hèn chỉ biết khom lưng cúi đầu trước bạo quyền cộng sản, chỉ biết làm ngơ trước hiểm họa cả dân tộc sắp bị Hán hóa, sắp phải trở lại thời kỳ Bắc thuộc lần thứ 3… Như vậy, khỏi nói ra thì ai ai cũng hiểu rằng cả tứ trụ công thần của chế độ cộng sản Việt Nam là HỒ, CHINH, ĐỒNG, GIÁP thực ra là công thần hay tội đồ của dân tộc. Vì vậy mà tôi đã quyết định không phí hoài thời gian và công sức để viết về tướng Giáp nữa, mà cứ để cho lịch sử và các thế hệ người Việt phán xét những kẻ tội đồ, đã mang vô vàn đau thương tang tóc đến cho giống nòi, cho đất nước.

Nhưng tôi đã không thể giữ được thái độ im lặng được nữa khi một đại biểu Quốc Hội, một Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục – Thanh niên – Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc Hội là Lê Như Tiến, vừa “đề nghị Nhà nước trình UNESCO vinh danh Đại tướng Võ Nguyên Giáp làanh hùng giải phóng dân tộc, nhà quân sự kiệt xuất thế giới” với những lời lẽ hà lạm rằng “Ngoài những đề xuất như đặt tên đường, mở bảo tàng hay xây dựng tượng đài, nhà nước cần đề nghị Tổ chức Giáo dục – Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) vinh danh Đại tướng Võ Nguyên Giáp là anh hùng giải phóng dân tộc và nhà quân sự kiệt xuất thế giới. Dân tộc Việt Nam đã có 2 vị từng được UNESCO và quốc tế vinh danh là Anh hùng Giải phóng Dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới là Nguyễn Trãi và Chủ tịch HồChí Minh. Tôi nghĩ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có công lớn trong 2 chiến thắng chấn động địa cầu, ghi danh sử sách thế giới là Điện Biên Phủ năm 1954 và giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước năm 1975. Chắc chắn, với những chiến công lẫy lừng như thế, với quân đội đi từ con số 0, bất cứ ai cũng phải khâm phục ông là nhà quân sự kiệt xuất của thế giới.” Sic.

UNESCO Chưa Bao Giờ Vinh Danh Hồ Chí Minh Là Danh Nhân Văn Hóa Thế Giới

Trước hết, xin được thưa rằng UNESCO chưa bao giờ vinh danh Hồ Chí Minh là danh nhân văn hóa thế giới cả. Bởi thế giới loài người ngày nay ai cũng tỏ tường rằng Hồ Chí Minh, thực chất chỉ là một kẻ thất phu, một tên vô lại, vô học, một kẻ lắm vợ nhiều con mà chẳng có trách nhiệm với con với vợ, tức là chưa biết tu thân, tề gia, thì làm sao lại mong bình được thiên hạ. Vậy thì sao Hồ Chí Minh lại là một anh hùng giải phóng dân tộc được? Cả tập Ngục Trung Nhật Ký là của một tù nhân người Hoa do Hồ đánh cắp về rồi cũng được Bộ Chính Trị,được Đảng cộng sản gán cho ông Hồ, rồi cả những danh ngôn của các danh nhân thế giới, cũng được đảng nhét cả vào miệng ông Hồ trong khi trên thực tế, ông Hồ chưa bao giờ được học hành qua bậc tiểu học, “mà nhân bất học, bất tri lý” thì làm sao ông Hồ lại được UNESCO vinh danh là danh nhân văn hóa được mà những người cộng sản Việt Nam cứ tuyên bố vung vít và hà lạm như thế để tiếp tục lừa bịp người dân? Đó là chưa nói đến việc Cộng Đồng Quốc Tế đã từng lên án tội ác chống lại loài người của chủ nghĩa cộng sản cũng như của các lãnh tụ cộng sản, nói chung. Riêng ông Hồ, thì tội ác đó còn lớn gấp bội phần bởi ngoài tội ác thảm sát đồng bào trong cải cách ruộng đất, trong Tổng Công Kích Và Nổi Dậy Mậu Thân 1968, thì việc Hồ Chí Minh bí mật thủ tiêu những cộng sự của mình cũng như thanh trừng những người yêu nước thuộc các đảng phái chính trị không cộng sản khác. Đó là chưa nói đến việc thế giới loài người đã khám phá ra Hồ Chí Minh, chính là Hồ Tập Chương, một trùm tình báo của Hoa Nam được cài cắm vào Việt Nam để thực hiện kế hoạch Hán Hóa Việt Nam. Vậy thì làm sao Hồ Chí Minh lại có thể là một anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam hay một danh nhân văn hóa để được UNESCO vinh danh như tổ chức này đã từng vinh danh nhà văn hóa, quân sự, chính trị Nguyễn Trãi được?

Là một học trò trung thành của Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp chính là kẻ đã hiện thực hóa mọi chương trình, kế hoạch đấu tố, nướng quân và thảm sát đồng bào do Hồ Chí Minh hoạch định, thì Giáp đích thực là một đại đồ tể, một đại tội đồ của dân tộc, như Hồ Chí Minh, thì hà cớ gì lại “đề nghị Tổ chức Giáo dục – Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) vinh danh Đại tướng Võ Nguyên Giáp là anh hùng giải phóng dân tộc và nhà quân sự kiệt xuất thế giới.” Bởi đây là một hành động làm nhục cả dân tộc Việt Nam, bởi việc đó của Lê Như Tiến, của Quốc Hội và nhà nước Việt Nam chẳng khác nào đi đề xuất UNESCO vinh danh Adolf Hitler, Mussolini, Joseph Staline, Pol Pot, Iêng Sary, Mao Trạch Đông và những tội phạm chiến tranh khác là anh hùng giải phóng dân tộc, là danh nhân văn hóa thế giới?
Trải qua những xung đột giữa các nền văn hóa, văn minh của nhân loại, con người đã đúc kết được rằng không có cuộc chiến tranh nào là tốt đẹp và cũng chẳng có nền hòa bình nào là tồi tệ cả, vậy thì Tướng Giáp, kẻ đã được coi là chiến thắng, khi đã tiếp đón hơn 300.000 binh lính Tàu Ô cùng hàng triệu thanh niên Việt Nam bị đưa vào cuộc chiến, với vũ khí của Nga, Tàu để truy diệt hàng triệu đồng bào, đồng chủng của mình để dành quyền cai trị đất nước cho đảng, cho giai cấp của tướng Giáp, thì Giáp có phải là một anh hùng giải phóng dân tộc hay chỉ là một tội phạm chiến tranh, một đại tội đồ tàn hại dân tộc?

Vậy, với tư cách là một con dân Đất Việt, chúng tôi yêu cầu đảng cộng sản Việt Nam, Quốc Hội Nước CHXHCN Việt Nam và nhà nước Việt Nam chấm dứt ngay việc làm ngu xuẩn là đề nghị UNESCO vinh danh tướng Giáp, bởi cái ngu xuẩn đó của quý vị, không chỉ mang lại nỗi nhục riêng cho những người cộng sản quý vị, mà còn lây cái nhục đến cho tất cả những người Việt Nam dù không phải là cộng sản, dù hiện không ở trên đất nước Việt Nam, nhưng vẫn mang trong mình dòng máu Việt.

Bởi Tổ tiên Việt Nam há chẳng đã dạy dỗ chúng ta rằng: “Người dại để l… người khôn xấu hổ” đó sao!

THẾ LỰC THÙ ĐỊCH TRỐN Ở ĐÂU ?!


Cụm từ «các thế lực thù địch» không biết từ bao giờ đã trở thành phổ biến trong các trang báo lề đảng tại Việt Nam hay trong vô số bài phát biểu của các lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam. Tôi nghe nhiều xem nhiều rồi mà mãi vẫn không sao hiểu nổi. Các thế lực thù địch mà đảng cộng sản thường hay nhắc tới đó thực ra là những ai? Họ ở đâu? Tại sao họ lại là thù địch của Việt nam?

Tôi bắt đầu nghĩ ngay tới kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt nam từ ngàn xưa đó là Trung Quốc bởi vì Trung Quốc đã từng đô hộ Việt Nam nhiều lần mà tổng cộng lên tới cả 1000 năm. Trung Quốc đã hung hản tấn công xâm lược Việt Nam vào năm 1979 và dai dẳng 10 năm sau đó gây cảnh máu chảy đầu rơi. Trung Quốc lấn chiếm đường biên bẻ cong lịch sử lấn lướt chủ quyền. Với chiếc lưỡi bò Trung quốc hòng liếm trọn Biển Đông. Trung Quốc bắn chết ngư dân Việt Nam trên biển; đập phá tàu của ngư dân Việt Nam; cắt cáp tàu thăm dò dầu khí. Những hàng hóa độc hại của Trung Quốc vẫn bầy bán tràn lan trên thị trường Việt nam, ngấm ngầm gây nguy hiểm cho người dân Việt nam … Như vậy chắc chắn Trung Quốc là «Thế lực thù địch» thật rồi!

Nhưng suy nghĩ lại thì có lẽ tôi đã không đúng.
Mặc dù Trung Quốc xâm lấn Việt Nam hay bắn giết ngư dân Việt như vậy, nhưng đối với đảng Cộng sản Việt nam thì vẫn là đồng chí tốt theo phương châm 16 chữ vàng và 4 tốt. Thì không đời nào những lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt nam lại gọi Trung Quốc là thế lực thù đich được. 

Có phải chăng thế lực thù địch đó là Hoa Kỳ bởi vì trước đây Hoa kỳ đã tham chiến tại Việt nam trong cuộc nội chiến hai miền Nam, Bắc? Tôi lại tự trả lời rằng chắc không phải vì giờ đây mối quan hệ Việt Mỹ đã nâng lên tầng cao mới. Các lãnh đạo Việt Nam thay nhau công du Hoa kỳ để thắt chặt bang giao hai nước. Mỹ cũng giúp đỡ Việt nam trong vấn đề khắc phục hậu quả chiến tranh và nhiều lĩnh vực khác nữa. Hai nước đã tiến dần tới hợp tác quốc phòng Việt – Mỹ. Như vậy chắc rằng Hoa Kỳ không phải là thù địch.

Tôi lại nghĩ hay thế lực thù địch đó là kiều bào Việt Nam, là những công dân Việt Nam Cộng Hòa đã phải bỏ nước ra đi sau sự kiện năm 1975 mà người Cộng sản vẫn gọi họ là «Ngụy», nay lại nâng họ lên một tầm cao mới gọi họ là «Thế lực thù địch»? Chắc không phải vậy, vì chính sách mà Cộng sản vẫn tuyên truyền là «Hòa hợp dân tộc» và xem bà con hải ngoại là «khúc ruột ngàn dặm». Hàng năm khúc ruột này vẫn gửi về Việt nam một lượng kiều hối rất lớn và đặc biệt quan trọng trong tình hình kinh tế hiện nay.

Vậy các thế lực thù địch mà đảng Cộng sản nói tới thật ra là ai? 

Câu trả lời chỉ còn có thể là Hòa thượng Thích Quảng Độ, Linh mục Nguyễn Văn Lý, Mục sư Nguyễn Công Chính, Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, Tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ, Luật sư Lê Quốc Quân, Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Hồ Bích Khương, Đỗ Minh Hạnh, Mai Thị Dung…?

Hay họ là Nguyễn Phương Uyên, Lê Quốc Quyết, Bùi Minh Hằng, Nguyễn Hoàng Vy, Huỳnh Thục Vy…?

Hay họ là những cựu đảng viên Giáo sư Hoàng Minh Chính, Trung Tướng Trần Độ, Trần Anh Kim, Vi Đức Hồi …?

Hay họ là những Đoàn Văn Vươn, Đặng Ngọc Viết và hàng ngàn những gia đình dân oan mất đất mất nhà trên khắp mọi miền đất nước, ...?

Nay lại có thêm những bà con người H’Mông lăn lội về thủ đô khiếu nại và bị đánh đập ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng. Tối qua trời mưa gió họ vào nhà thờ Thái Hà tá túc qua đêm nhưng đã bị công an tới gâp áp lực ép nhà thờ không cho họ ở lại nên họ đã phải đội mưa để trở lại vườn hoa Mai Xuân Thưởng hưởng thú «Thiên đàng xã hội chủ nghĩa», nếm trải không khí « tự do - Hạnh Phúc» dưới trời mưa rét!

Có lẽ nào như vậy ! Những con người này là những nhà tu hành trong các tôn giáo, hoặc là những người đã từng hy sinh cống hiến cho đảng Cộng sản, hoặc đã từng là Đảng viên đảng Cộng sản, hoặc là những người dân không tấc sắt trong tay? Ấy vậy mà hiện nay họ người thì đã qua đời trong buồn tủi, người đang bị tù đầy, người bị quản chế, người lại bị trù dập đánh đập ngay trên đường phố… Họ là những người đã một thời vì nghe theo đảng Cộng sản mà vào sinh ra tử. Họ là những người yêu nước xuống đường chống Trung Quốc xâm lược thể hiện tinh thần dân tộc. Họ là những người dân hiền lành chất phát nghe theo đảng đi chống tham nhũng hay chỉ muốn bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình trước các quan chức bạo quyền lộng hành cướp bóc nhân dân.

Lãnh đạo đảng Cộng sản đã thật sự hoảng loạn nên không chỉ thiếu tỉnh táo để nhận ra kẻ thù địch thật sự của dân tộc, nhưng lại nhìn bất cứ người dân nào cũng thấy đó là kẻ thù và sẵn sàng ra tay tàn độc để trấn áp.

Xem ra cho tới giờ lãnh đạo Cộng sản Việt nam vẫn chưa nhận ra rằng kẻ thù đích thực của dân tộc Việt Nam chính là những kẻ đã cắt đất nhượng biển cho Trung Quốc; đã làm suy sụp nền kinh tế vốn đã lạc hậu của Việt Nam; đã đục khoét tài sản quốc gia để biến thành của riêng mình; đã ăn cả máu xương của những người đã chết; ăn cả rác thải bệnh viện, ... (như chính bà Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã nói: chẳng có gì mà họ không ăn của dân). Và sâu xa hơn nữa, kẻ thù đích thực của dân tộc là những kẻ đã rước Các Mác, Ăngen và Lê Nin về để đồng bào ruột thịt bắn giết lẫn nhau, con đấu cha - vợ tố chồng, đồng chí sát hại lẫn nhau, và đất nước đến nay vẫn ngụp lặn trong lạc hậu.

Đừng tốn thêm công an, an ninh tìm kiếm làm gì cho phí công. Nếu thực lòng muốn tìm cho ra "Thế lực thù địch" của đất nước này, các vị lãnh đạo đảng chỉ cần nhìn vào gương sẽ thấy..

Thanh hóa ngày 19/10/2013
Nguyễn Trung Tôn

PICS - Cảnh Dân VN trên dây điện tránh lũ

Giã từ nghề “xương máu”



Thứ Ba, ngày 22/10/2013 00:05 AM (GMT+7)
Ngày 6/8, tử tù đầu tiên đã bị thi hành án bằng phương pháp tiêm thuốc độc. Đây là lúc các trường bắn bị “xóa sổ” và những người đảm nhận việc gội rửa, tẩm liệm, chôn xác tử tù… cũng chuyển sang nghề khác. Với các phu trường bắn, công việc họ từng làm là nghề “xương máu”. Nó luôn ám ảnh họ cho đến khi giã từ trường bắn.

Chúng tôi hẹn ông Ba Son ở một quán cà phê nhỏ nằm cạnh trường bắn Long Bình, phường Tân Phú, quận 9, TP HCM. Sau nhiều năm không gặp, người phu trường bắn này vẫn không có gì thay đổi với khuôn mặt hốc hác, làn da ngăm đen và mái tóc dài chấm vai của kẻ chịu nhiều sương gió. Chậm rãi nhấp từng ngụm cà phê, ông Ba Son bắt đầu kể về việc giải nghệ.
“Nghĩ lại thấy khiếp quá”
Theo ông Ba Son, thật ra, trường bắn Long Bình đã ngưng tiếng súng cách đây khoảng 2 năm. Kể từ đó, ông cũng chuyển sang nghề khác và ít đến nơi này. Chỉ những ngày rảnh rỗi, ông mới ghé thăm, thắp cho các tử tù vài nén hương rồi về.
Sau khi giải nghệ phu trường bắn, ông Ba Son làm bảo vệ cho một công ty trên địa bàn quận 9. Thu nhập tuy không cao nhưng cũng đủ để ông trang trải cuộc sống hằng ngày. Thế nhưng, công việc bảo vệ không được lâu dài, ông chuyển sang bán xăng cho một cửa hàng xăng dầu trên đường Hoàng Hữu Nam, cách trường bắn Long Bình chỉ hơn 1 km. “Thời gian đầu, tôi không mấy ưa thích nghề này vì có lẽ tôi sinh ra chỉ để làm cái việc chẳng giống ai - gội rửa và chôn xác tử tù” - ông Ba Son nói.
Giã từ nghề “xương máu” - 1
Khi biết trường bắn Long Bình sắp giải tỏa, ông Ba Son ghi tên tuổi, địa chỉ của các ngôi mộ tử tù còn nằm lại và tìm đến gia đình họ để thông báo
Một số chủ trại hòm thấy Ba Son tận tụy với nghề nên đã có ý định mời về đảm nhận việc khâm liệm tử thi khi có đám nhưng ông từ chối vì tuổi tác không cho phép. “Với lại, sau bao năm gắn bó với nghề “xương máu” này, giờ nghĩ lại, tôi thấy khiếp quá” - ông thổ lộ.
Từ khi đảm nhận việc gội rửa cho các tử tù và bốc mộ thuê ở trường bắn Long Bình, Ba Son đã quy tụ gần 10 người giúp ông chôn xác tử tù và chăm sóc trường bắn. Giờ đây, khi pháp trường đã ngưng tiếng súng, ông Ba Son giải nghệ thì họ cũng lần lượt tìm cho mình một công việc mới.
Ông Lê Văn Hòa (ngụ phường Long Bình, quận 9) cũng đã một thời làm phu trường bắn nhưng theo nghề chưa được 2 năm thì phải bỏ vì “thấy kinh hãi quá dù rất cố gắng vì miếng cơm manh áo”. Khi giải nghệ, ông kiếm sống bằng nghề thợ hồ, sau đó chuyển sang làm điện dân dụng.
Theo ông Hòa, thông thường, chỉ khi nào có tử tù bị thi hành án thì các phu trường bắn mới phải dậy sớm để đào huyệt, chuẩn bị áo quan và một số thứ cần thiết. “Để chôn xác tử tù, chúng tôi chỉ mất chưa đầy 1 giờ. Ngoài ra, thỉnh thoảng chúng tôi chỉ ra trông coi hoặc làm vệ sinh trường bắn. Đến ngày giỗ, gia đình các tử tù lại bồi dưỡng cho anh em một ít” - ông Hòa kể.
Cùng làm phu trường bắn với ông Ba Son không thể không nhắc đến ông Hai Em, một trong những người có thâm niên và đầy tâm huyết với nghề. Sau gần 20 năm làm ở trường bắn, giờ đây Hai Em đã đến tuổi nghỉ ngơi, đáng lẽ an hưởng tuổi già nhưng từ khi xa nơi này, ông vẫn phải bươn chãi bán vé số để kiếm sống.
Ám ảnh trộm xác
Sau quá trình làm việc ở Long Bình, đến nay, nhóm phu trường bắn do ông Ba Son đứng đầu vẫn chưa thoát khỏi sự ám ảnh bởi những vụ trộm xác. Thông thường, sau khi tử tù bị thi hành án, các đàn em và người thân lần lượt kéo đến để cướp xác về. Những lần như thế, các cuộc chạm trán lại xảy ra.
Chưa hết, nhiều băng nhóm khác thấy công việc của ông Ba Son và các cộng sự dễ kiếm sống nên đã không ít lần lần tới “huyết chiến” để giành giật địa bàn. Theo ông Ba Son, đã có hàng chục cuộc đụng độ lớn nhỏ giữa nhóm của ông và các băng giang hồ khác tại khu vực lân cận trường bắn.
“Trước đây, sau khi thi hành án, xác tử tù được chôn và canh giữ tại trường bắn chứ người nhà không có quyền đưa về. Điều này đã tạo công ăn việc làm cho các phu trường bắn như chúng tôi. Tuy vậy, cũng vì việc này mà một số anh em đã giải nghệ vì sợ đụng chạm” - ông Ba Son cho biết.
Theo nhiều phu trường bắn, ông Ba Son là người có thâm niên nhất trong cái nghề “xương máu” này với thời gian hơn 30 năm. Lúc mới vào nghề, cứ mỗi lần chôn xác tử tù, ông Ba Son lại mất 1 tuần ngán cơm, đưa thức ăn lên miệng là... chực ói, đêm ngủ phải cách ly vợ con.
Khi mới thành lập, nhóm phu trường bắn Long Bình có khoảng 30 người. Sau vài năm hoạt động, quân số ngày một ít dần vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Hơn 30 năm theo nghề, ông Ba Son và các công sự vẫn không thể nhớ đã có bao nhiêu tử tù được họ chôn cất.
Theo ông Ba Son, Long Bình là một trong những trường bắn lớn nhất khu vực phía Nam. Kể từ năm 1976, toàn bộ tử tù trên địa bàn TP HCM đều được đưa về đây để thi hành án. Thông thường, chôn một tử tù, nhóm phu trường bắn được trả công 250.000 đồng - 300.000 đồng. “Giờ đây, tuy đã giải nghệ nhưng những khuôn mặt tử tù vẫn cứ ám ảnh tôi” - ông Ba Son cho biết.
Giữ đức cho con cháu
Nghề phu trường bắn đã khiến ông Ba Son quen với lối sống chậm rãi, ít bon chen. Có thời gian ông không đảm nhận việc gội rửa và chôn xác tử thi mà chỉ chăm sóc các ngôi mộ.
Hằng ngày, ông Ba Son ra trường bắn để phát cỏ, lau bia và đắp lại những phần mộ bị gió thổi bay hết phần cát. Những ngôi mộ có phần bia bị mục nát cũng đã được ông thay bằng bia mới. Thậm chí, ông và một số anh em trong nhóm đã góp tiền xây bia, khắc tên các tử tù để người nhà khi đến thì dễ dàng nhận ra. Khi biết trường bắn sắp giải tỏa, ông Ba Son ghi tên tuổi, địa chỉ của các tử tù còn nằm lại và tìm đến gia đình họ để thông báo. “Nghề nào cũng vậy, phải giữ đức cho con cháu” - ông Ba Son bộc bạch.
Kỳ tới: Hàng ngàn hài cốt vô danh
Theo Thành Đồng (Người Lao Động)