THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

02 November 2013

Nguyễn Lân Thắng kêu gọi tự thiêu như Thích Quảng Đức ??


(Bạn đọc) - Vào khoảng hơn 10 giờ tối ngày 30/10, ông Nguyễn Lân Thắng đã bị tạm giữ khi làm thủ tục nhập cảnh tại sân bay Nội Bài. Sinh năm 1975, Nguyễn Lân Thắng mặc dù đã có tuổi nhưng tiếng tăm thì không. Bản thân tự đề bạt, cho mình như là một “nhà báo lão làng”, đi đâu cũng vác 2,3 cái máy ảnh loại to, cỡ bự nhưng thực chất chỉ là một blogger chuyên đi săn những bức ảnh mang tính “giật gân” rồi chia sẻ lên mạng xã hội. Không lương, không thân phận nhưng lúc nào cũng nghĩ mình có “tầm ảnh hưởng” – thật chất, nhìn qua, ai cũng đoán ra Thắng làm những chuyện vô bổ này không gì ngoài mục đích để các bạn phản quốc cho ông nhập hộ khẩu vào ngôi nhà có tên “dân chủ”, để mình có tí tên, tí tuổi, bất kể là tên tuổi đen hay trắng; tốt hay xấu!

Sự chảnh chọe của Thắng thể hiện gần đây nhất là ông ngang nhiên xông vào cơ quan chức năng, thách thức công an, sau đó chụp hình vu khống Công an trại Lộc Hà đánh người rồi cho người tung ảnh trên mạng. Hơn nữa, ông không chụp được tấm nào ra hồn; không một tấm nào nội dung chứng minh rằng công an ra tay đánh người, các tấm đều có chung một cảnh tượng là hình ảnh trang nghiêm công an đứng trực, canh gác cổng. Ngay sau khi tung những tấm hình này, bôi nhọ hình ảnh công an nhân dân Việt Nam, ông liền rêu rao lời thách thức như “đố ai bắt được tôi”. Nguyễn Lân Thắng như kẻ bị quỷ dữ nhập khi thách thức : “Nói luôn cho vuông nhá, hơn 100 thằng áo xanh đủ loại từ hình sự, phòng chống ma túy, cảnh sát cơ động của thành Vinh đạp cửa xông vào vồ 3 thằng bọn tớ còn chả làm được các đếch gì… nữa là cái loại trung cấp cảnh sát, trung cấp an ninh chưa tốt nghiệp như các bạn nhá”. Và cuối cùng thì Nguyễn Lân Thắng cũng tạm giữ vì hàng loạt cái tội tày đình mà tên này đã gây ra. Nhiều người đặt câu hỏi, không biết Nguyễn Lân Thắng có ăn phải hoa loa kèn gây ảo giác hay không, vì thấy Thắng không phải là người có ý thức, nói năng còn thua trẻ lên 5, không phân biệt tốt xấu dù là chuyện nhỏ nhất!
Nguyễn Lân Thắng luôn xuất hiện với lỉnh kỉnh thiết bị quay phim chụp hình, những bức ảnh, đoạn phim của anh là nguyên liệu cho các nhà "dân chủ" nhào nặn chế biến.
Nguyễn Lân Thắng luôn xuất hiện với lỉnh kỉnh thiết bị quay phim chụp hình, những bức ảnh, đoạn phim của anh là nguyên liệu cho các nhà "dân chủ" nhào nặn chế biến.
Có lẽ là Nguyễn Lân Thắng bị ảo giác thật? bởi biết rằng hành động điên cuồng, thách thức cơ quan chức năng sẽ phải trả giá, thế nên trước khi bị tạm giữ ông Thắng đã đăng lên trang mạng chia sẻ video youtube với lời nhắn là: “Khi các bạn xem được video này là tôi đã bị bắt…” và kèm theo lời tuyên đoán “… các bạn yên tâm tôi sẽ về sớm với các bạn”. Mục đích của Thắng khi chia sẻ lên mạng xã hội đoạn clip này không gì ngoài việc để cho các nhà “dân chủ” hùa theo lấy cớ đòi bãi bỏ Điều 258. Lố bịch hơn, Nguyễn Lân Thắng còn tự đem mình để so sánh với Bồ tát Thích Quảng Đức, người đã tự thiêu để phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm. Xét về nhân cách lẫn tư cách, Thắng không hề có một phẩm chất nào để được xếp cùng hàng ngũ với vị cao tăng đã không tiếc thân mình, xả ly bảo vệ tổ quốc. Đó là sự cao thượng, hành động cao cao tại tại chứ không giống như Thắng, thấp hèn, yếu kém.
Nực cười nhất là, Nguyễn Lân Thắng còn lôi cả Cù Huy Hà Vũ vào cái lưới mình dệt ra; kéo nhân vật “mập mạp, ú tròn” này vào để PR cho tên tuổi của mình. Ngay sau bênh vực Hà Vũ và một số nhà “dân chủ”, Thắng kêu gọi mọi người tự thiêu như Bồ tát Thích Quảng Đức, cái việc mà chính bản thân Thắng chưa bao giờ dám làm mà lại đi kêu gọi người khác: “Các bạn ơi hãy ăn cơm no đi rồi chờ pháo hiệu mà hành động… ngài Thích Quảng Đức dùng cái chết để đấu tranh thành công là do ngài đã tự thiêu công khai ngay giữa ngã tư đường và trước đó có người phím cho dân báo chí đến ghi lại đầy đủ… các bạn mà chết âm thầm nơi xó xỉnh nào đó thì không ăn thua với quan quân nhà Sản đâu… Nếu sẵn sàng chết thì cũng nên để cái chết của mình có ý nghĩa nhất!”. Dùng câu từ gây sốc, đi ngược lại mặt phải để mình thêm “nổi” hơn đó chính là chiêu mà Nguyễn Lân Thắng thực hiện nhưng ai ngờ, cái trò trẻ con hay sử dụng đó chẳng lay động được ai cả!
Chờ xem, rồi Nguyễn Lân Thắng sẽ nhận được kết cuộc như thế nào. Đừng lúc nào cũng bảo yêu nước mà “hành động” chỉ tổ làm hư hại đất nước. Một con người không có lý trí, không có được suy nghĩ chính chắn hoặc là lương tâm đã bị tha hóa thì đích đến của những con người này chính là nơi “những cánh cửa không bao giờ mở”…?
Bạn đọc Hoàng Vy
(Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả)

Bất động hàng loạt dự án du lịch Đồng Mô


(Kinh tế) - Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hàng loạt dự án du lịch sinh thái, xây dựng biệt thự, nhà nghỉ kinh doanh cho thuê đắp chiếu nhiều năm là do “bối cảnh năm qua kinh tế khó khăn chung”…

Mặc dù khu vực hồ Đồng Mô được xác định là vùng du lịch trọng điểm của Hà Nội nhưng cả chục năm sau khi được cấp phép, hàng chục dự án bất động sản kết hợp du lịch sinh thái có vị trí đắc địa, bám mặt hồ vẫn án binh bất động. Một số dự án có dấu hiệu biến tướng, chia lô bán nền, kinh doanh sai mục đích…
Dự án chìm trong dây leo, cỏ hoang
Từ cổng sân golf Đồng Mô chúng tôi rẽ phải đi lên đầu dốc cao trên bờ kè hồ Đồng Mô thuộc địa phận xã Sơn Đông (thị xã Sơn Tây). Mặc dù là khu vực được đánh giá là vị trí đặc biệt hấp dẫn đầu tư như bám trực tiếp với mặt hồ Đồng Mô, có địa hình thuận lợi, xa khu dân cư, giao thông thuận lợi nhưng sau cả chục năm triển khai đến nay hàng loạt các dự án du lịch sinh thái nơi đây vẫn là một vùng đất hoang, ngập trong cỏ dại và dây leo. Thậm chí các chủ đầu tư còn nợ đầm đìa tiền thuê đất của nhà nước.
Ông Nguyễn Duy Cường, Phó chủ tịch UBND xã Sơn Đông đang chỉ cho PV nơi các dự án bỏ hoang
Điển hình là dự án của hộ bà Lại Tuyết Lan thuê hơn 10,5ha đất tại khu vực đồi Giếng, đồi Tế để kinh doanh du lịch sinh thái và cam kết đưa dự án vào hoạt động trong năm 2011. Tuy nhiên đến nay chủ đầu tư mới đang thực hiện một số hạng mục tại đồi Tế, còn lại tại đồi Giếng trên diện tích lên tới 8,46ha được thuê đất từ năm 2005 vẫn để hoang.
Dự án cấp cho hộ ông Nguyễn Lưu Thụy thuê đất tại Đồng Mô để kinh doanh du lịch sinh thái với diện tích lên tới 6,26 ha từ năm 2005 nhưng đến nay mới chỉ xây dựng được vài hạng mục nhỏ và vẫn chưa thể đưa vào hoạt động. Tiếp đến là dự án du lịch sinh thái cấp cho hộ ông Kiều Xuân Thủy tại khu đồng Măng xã Sơn Đông từ tháng 4/2008 nhưng đến nay trên cả vùng đất rộng lớn mới chỉ xây được 1 nhà mái tôn nhỏ và một bãi tập ô tô.
Không chỉ chậm triển khai, tại một số dự án và hộ cá nhân khác còn có biểu hiện vi phạm về trật tự xây dựng, xây dựng lấn ra khu vực mặt nước hồ Đồng Mô…
Vì sao chậm xử lý, thu hồi?
Trao đổi với PV, ông Đặng Vũ Nhật Thăng, Chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây cho rằng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng hàng loạt dự án du lịch sinh thái, xây dựng biệt thự, nhà nghỉ kinh doanh cho thuê đắp chiếu nhiều năm là do “bối cảnh năm qua kinh tế khó khăn chung” và do năng lực của nhiều chủ đầu tư quá yếu, không có vốn để triển khai. Ông Thăng cũng cho hay, thị xã chỉ cấp một số dự án, còn lại là thành phố cấp nên việc theo dõi, xử lý thuộc trách nhiệm của các sở, ngành như KH&ĐT, TNMT…
Theo ông Chu Quang Dũng, Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường thị xã Sơn Tây, tình trạng các dự án du lịch sinh thái, xây biệt thự nghỉ dưỡng đắp chiếu trong nhiều năm qua là do việc kiểm tra xử lý còn chậm và thiếu kiên quyết. “Theo quy định nếu sau 12 tháng mà không triển khai dự án đưa đất vào sử dụng thì phải thu hồi. Trường hợp được gia hạn thì cũng không quá 24 tháng. Nhằm sử dụng hiệu quả quỹ đất, chúng tôi đã đề nghị thanh tra xử lý các dự án này nhưng đến nay vẫn chưa thu hồi được trường hợp nào”, ông Dũng nói.
Về thông tin một số dự án chỉ được thuê đất có thời hạn để làm du lịch sinh thái nhưng đã chia lô bán nền, ông Dũng cho rằng chưa nắm được thông tin và khẳng định mọi trường hợp mua bán đất tại các dự án này đều là trái pháp luật. “Đây là dự án thuê đất có thời hạn để kinh doanh và phải tuân thủ đúng như hợp đồng thuê đất và dự án được duyệt”.
Theo tìm hiểu của PV, nhiều dự án núp dưới danh nghĩa du lịch sinh thái, thuê đất có thời hạn tại Đồng Mô đã rao bán đất theo kiểu chia lô bán nền. Không chỉ rao bán thông qua một số môi giới nhà đất địa phương, một số chủ đầu tư còn khẳng định với PV rằng: đất cũng bán và nhà cũng bán!
(Tiền Phong)

Ngân hàng: Sự im lặng chết người


(Kinh tế) - Chỉ còn hai tháng nữa là hết năm tài chính. Sau doanh nghiệp, giờ đến các ngân hàng “thấm đòn”.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Bán nợ xấu, tái cơ cấu, cắt giảm chi phí…chỉ giúp các ngân hàng thương mại sống sót lay lắt. Muốn duy trì hoạt động và tăng trưởng, họ vẫn phải trông vào tăng trưởng tín dụng. Nhưng trớ trêu thay, đầu ra của tín dụng hiện vẫn bế tắc.
Đâu là lối thoát?
Để giảm chi phí, từ năm 2011, khi tín dụng bắt đầu tăng chậm lại, nhiều ngân hàng đã cắt thưởng, giảm lương của nhân viên. Đến giờ phút này, viện đến lý do “tái cơ cấu”, các ngân hàng ngày càng mạnh dạn sa thải nhân viên. Những ai may mắn được ở lại thì phải chấp nhận làm đủ thứ việc, từ huy động vốn, mời chào mở thẻ, cho vay… đến thu hồi nợ. Không chỉ nhân viên, đã có không ít “sếp”, đang từ chỗ một bước lên xe, hai bước ra bàn nhậu, giờ bị điều chuyển về bộ phận thu hồi nợ.
Nhưng những giải pháp này dẫu sao cũng chỉ mang tính tình thế. Nguồn sống của ngân hàng chủ yếu vẫn là tín dụng. Thế nhưng, tính đến ngày 14/10/2013, tăng trưởng tín dụng mới đạt 6,18%. Cái đích 12% trở nên xa vời vợi dù cácngân hàng thương mại(NHTM) không ngừng nỗ lực. Đã có dự báo tăng trưởng tín dụng năm nay giỏi lắm chỉ có thể đạt 10%. Ngành ngân hàng bị coi là có lỗi trong việc tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm dừng ở mức 5,14% và dự báo cả năm khó đạt mức 6% như kế hoạch.
Vì sao GDP tăng thấp? Điều dễ nhận thấy nhất là sản xuất công nghiệp phục hồi chậm. Doanh nghiệp– nguồn đóng góp chính vào GDP – lại giải thể hàng loạt, hoặc hoạt động cầm chừng. Chính vì vậy, dù muốn hay không, các NHTM đã, đang nỗ lực đẩy tín dụng ra, bởi cứu doanh nghiệp cũng là cứu chính mình.
Mức lãi suất cho vay hiện nay được đánh giá là đã thấp kỷ lục: trần lãi suất cho vay đối với 5 lĩnh vực ưu tiên (nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ) là 9%/năm. Mặt bằng lãi suất tiền đồng trong 8 tháng đầu năm 2013 đã giảm khoảng 2-5%/năm so với đầu năm, lãi suất cho vay giảm 3-5%/năm và đã trở về mức lãi suất của giai đoạn 2005 – 2006. Đến cuối tháng 8/2013, tỷ trọng các khoản vay có lãi suất đến 13%/năm chiếm khoảng 74,97%; tỷ trọng các khoản vay có lãi suất từ 13-5%/năm chiếm khoảng 16,77%; tỷ trọng các khoản vay có lãi suất trên 15%/năm chiếm khoảng 8,26%.
Lãi suất cho vay thấp, ngân hàng lại rất “nhiệt tình”, thế nhưng tín dụng vẫn không tăng. Vướng mắc chính là chỗ ngân hàng không tìm được khách hàng đủ điều kiện vay vốn. Khó khăn khiến nhiều doanh nghiệp vướng vào nợ xấu, hoạt động cầm chừng. Với hai lý do này, khó có ngân hàng nào dám cho vay tiếp, vì bản thân số nợ xấu của ngân hàng đang không ngừng tăng, mà“đầu ra” của nợ xấu – bán cho VAMC – cũng chưa thông.
Lãi suất: giảm rồi, giảm nữa
Hiện lãi suất cho vay của các NHTM nhà nước ở mức 9-10,5%/năm và 9,5-11,5%/năm ở khối NHTM cổ phần. Một số doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, phương án, dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả đã được các NHTM cho vay với mức lãi suất chỉ 6,5-7%/năm. Với mức lãi suất này, có thể nói ngân hàng chấp nhận lỗ về lãi suất; bù lại bằng việc thu được phí dịch vụ (thông thường, kèm với hợp đồng tín dụng, ngân hàng sẽ đề nghị khách hàng sử dụng thêm các dịch vụ liên quan: trả lương qua tài khoản, dịch vụ quản lý dòng tiền, dịch vụ thanh toán, ngoại hối…). Nhưng cách này chỉ có thể áp dụng với những khoản cho vay lớn, với những khách hàng VIP. Còn nhìn chung ít có ngân hàng nào chịu nổi mức lãi suất cho vay không bằng lãi suất huy động. Lãi suất không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng từ 1-1,2%/năm; kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng khoảng 5-7%/năm; kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng khoảng 6,5-7,5%/năm; kỳ hạn trên 12 tháng khoảng 7,5-9%/năm.
Tuy nhiên, hiện lãi suất huy động USD phổ biến ở mức 0,25%/năm (tổ chức) và 1,25%/năm (dân cư); trong khi lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 4 -7%/năm đối với ngắn hạn; 6-7%/năm đối với trung và dài hạn. Như vậy có sự chênh lệch từ 2% đến 4%/năm giữa lãi suất huy động và cho vay bằng USD. Đây là mức chênh lệch khá lớn trong bối cảnh hiện nay, vì vậy các ngân hàng hoàn toàn có thể giảm lãi suất cho vay bằng USD.
Cũng có ý kiến lo ngại, khi giảm lãi suất cho vayngoại tệ, tín dụng ngoại tệ sẽ tăng, tác động đến tỷ giá. Nhưng lý do này không thuyết phục. Bởi cùng với tốc độ tăng chậm của tín dụng nói chung, tín dụng ngoại tệ khó có khả năng tăng đột biến đến mức tác động đến tỷ giá. Vì trong số tăng trưởng tín dụng 6,18% nói trên thì tín dụng bằng đồng nội tệ tăng 10,4%; tín dụng ngoại tệ giảm 11,55%. Mặc dù việc tín dụng ngoại tệ giảm được cho là phù hợp với tiến trình chống đô la hóa nền kinh tế của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), nhưng trong bối cảnh này, có lẽ sự nghiệp chống đô la hóa nên tạm gác lại. Hơn nữa, thời gian qua NHNN đã mua vào một lượng ngoại tệ không nhỏ, cộng thêm nguồn kiều hối lên đến 7,5 đến 8 tỷ USD (tính đến hết quý III/2013). Nguồn ngoại tệ này không nên để “chết” trong két sắt. Lãi suất cho vay bằng ngoại tệ giảm sẽ kích thích tăng tín dụng, có lợi cho NHTM và hỗ trợ thêm cho doanh nghiệp trong lúc khó khăn.
Có điều, “chơi” với ngoại tệ không đơn giản. Sẽ là rủi ro không nhỏ đối với cả ngân hàng và doanh nghiệp khi NHNN điều chỉnh tỷ giá (theo cam kết của NHNN thì từ nay đến cuối năm họ vẫn được quyền điều chỉnh thêm 1-2% nữa). Vì vậy, khi vay vốn bằng ngoại tệ, tốt nhất doanh nghiệp nên sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Thà thêm một chút chi phí còn hơn gánh chịu rủi ro từ biến động tỷ giá.
(Doanh Nhân)

Tin mới nhất về cơn bão số 12: Đi theo hướng vào vùng biển Quảng Trị – Quảng Ngãi


(Thiên tai, bão lũ trong và ngoài nước) - Dự báo, đến 13 giờ ngày 04/11, vị trí tâm bão số 12 ở vào khoảng 15,8 độ Vĩ Bắc; 109,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển các tỉnh Quảng Trị – Quảng Ngãi.

Hồi 13 giờ ngày 02/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,9 độ Vĩ Bắc; 115,2 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 460km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13, cấp 14 (tức là từ 134 đến 166 km một giờ), giật cấp 16, cấp 17.
Hướng đi của cơn bão số 12
Hướng đi của cơn bão số 12
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây sau đó có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 10 -15km. Đến 13 giờ ngày 03/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,5 độ Vĩ Bắc; 112,7 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 210 km về phía Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, cấp 13 (tức là từ 118 đến 149 km một giờ), giật cấp 14, cấp 15.
Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng giữa Tây Tây Nam và Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 15 – 20km. Đến 13 giờ ngày 04/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 15,8 độ Vĩ Bắc; 109,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển các tỉnh Quảng Trị – Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, cấp 9 (tức là từ 62 đến 88 km một giờ), giật cấp 10, cấp 11.
Trong khoảng 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển theo hướng giữa Tây Tây Nam và Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 15 – 20km.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 10 – 12, vùng gần tâm bão đi qua cấp 13 – 14, giật cấp 15, cấp 16. Biển động dữ dội. Từ sáng mai (03/11), vùng biển quần đảo Hoàng Sa có gió mạnh dần lên cấp 6 – 7, sau tăng lên cấp 8, cấp 9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10, cấp 11, giật cấp 12, cấp 13. Biển động dữ dội.
(Infonet)

Ngân sách thì ít, ghế vẽ ra quá nhiều


 

NGANSACH-NO3



Đại biểu Trần Du Lịch cảnh báo nợ công có thể không còn an toàn sau năm 2015 vì ngân sách làm ra phải dành một phần ba để trả nợ.
Hàng loạt băn khoăn đã được đưa ra tại phiên thảo luận về ngân sách, phát hành trái phiếu ở Quốc hội sáng nay, đặc biệt là tình trạng thu không đủ chi nhưng vẫn còn tràn lan tình trạng lãng phí. Là một trong những tiếng nói đại diện cho cử tri TP HCM, đại biểu Trần Du Lịch nhận xét lâu nay có tình trạng vung tay quá trán, khiến ngân sách chi không đủ. Ở cấp ngành nào cũng “vẽ ra quá nhiều ghế, không ngân sách nào chịu nổi”, lâm vào cảnh “giật gấu vá vai”.
Cả đại biểu Du Lịch và đại biểu Huỳnh Văn Tính đến từ Cà Mau đều bày tỏ bức xúc về tình trạng chi tiêu công lãng phí từ xây dựng cơ bản đến mua sắm xe công tràn lan. Hiện nay, các cơ quan xây dựng trụ sở vẫn được tính là chi cho đầu tư. Nhưng ông Trần Du Lịch kiến nghị nên xem việc xây trụ sở cơ quan là chi tiêu dùng để cho vào danh sách phải thắt chặt. Túi tiền eo hẹp, nhưng chi thường xuyên, chi cho bộ máy ngày một phình to. Đội ngũ viên chức công chức ngày một nhiều mà hoạt động chưa chắc đã hiệu quả, đại biểu Huỳnh Văn Tính nói.

tran-du-lich-0-1367046267-500x-4903-2615
Đại biểu Trần Du Lịch có nhiều quan ngại về vấn đề ngân sách, nợ công sau khi phát hành trái phiếu.

Về vấn đề phát hành trái phiếu, đại biểu Cao Sĩ Kiêm (Thái Bình) quan ngại con số 170.000 tỷ đồng phát hành thêm mà Chính phủ đưa ra. Nhưng ông cho biết cũng không có cách nào khác ngoài bấm nút đồng ý. “Khi chấp nhận những con số này, chúng ta sẽ làm khó lộ trình giảm bội chi ngân sách năm sau, dứt khoát tăng gánh nặng nợ công cho con cháu chúng ta”, đại biểu nói.
Chỉ có 7 phút để nói nhưng Đại biểu Trần Du Lịch đã có bài phát biểu “nhiều chữ” nhất trong số các phần thảo luận sáng nay với lối nói rất nhanh và cương quyết đến mức ông phải xin thêm giờ mới nói hết. Đại biểu Trần Du Lịch tính toán nếu phát hành thêm 170.000 tỷ trái phiếu, tổng trái phiếu Chính phủ năm 2014 lên đến 400.000 tỷ đồng. Đại biểu cảm thấy lo lắng vì với tính toán của ông, từ sau năm 2015, một phân ba ngân sách sẽ được dành để trả nợ. “Và khi đó nợ công không còn an toàn”, Đại biểu của TP HCM nói.
Để thêm yên tâm bấm nút khi thông qua việc phát hành trái phiếu, các đại biểu đề nghị Chính phủ làm rõ thêm việc tiền từ gói này sẽ được chi vào những chỗ nào. Nhất là trong mục “chi cho các dự án đang dở dang”, Chính phủ cũng cần nêu rõ danh sách địa chỉ cụ thể để đại biểu cùng xem xét.
Bằng chất giọng nhẹ nhàng nhưng cương quyết, Đại biểu Hà Huy Thông (Thừa Thiên Huế) thì yêu cầu Chính phủ phải làm rõ khi phát hành trái phiếu, thì ai là khách hàng, ai mua. “Như Đại biểu Cao Sĩ Kiêm có nói, 80, 90% lượng trái phiếu là do các ngân hàng mua. Vây chúng ta phải làm rõ bao nhiêu % trong số đó là vào nền kinh tế thật, bao nhiêu là nền kinh tế ảo”, ông nói.
Ngoài ra, ông cũng có ý kiến mới so với các đại biểu khác, là yêu cầu Chính phủ làm rõ kế hoạch trả nợ của số trái phiếu này như thế nào. “Chúng ta đang đứng trước vấn đề khó khăn mà không chỉ liên quan đến chúng ta, mà còn đến thế hệ con cháu chúng ta nữa, nên cần phải dành them thời gian để bàn kỹ”, ông Hà Huy Thông nói.

dinh-tien-dung-9190-1383374104.jpg
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cũng có bài phát biểu sáng nay về vấn đề ngân sách.

Sau các bài thảo luận của đại biểu, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh đã đứng lên giải trình về gói phát hành thêm trái phiếu, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng giải trình các thắc mắc vấn đề ngân sách.
Theo đó, Bộ trưởng Vinh cho hay ông hoàn toàn đồng ý với việc cần có danh sách cụ thể các dự án đang dở dàng chờ vốn trái phiếu Chính phủ và Bộ Kế hoạch đang gấp rút soạn thảo sanh sách này. Ủy ban Tài chính ngân sách sẽ có phiên họp vào tuần tới, về nguyên tắc bố trí cho hơn 800 danh mục dự án đang dở dang, Bộ trưởng Bùi Quanh Vinh cho hay.
Là người phát biểu cuối cùng của phiên thảo luận, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng đã đưa ra nhiều lý do khiến hụt thu, tăng chi trong thời gian qua và biện pháp xử lý trong thời gian tới. “Từ tháng 6 đến 30/10 vừa qua, chúng tôi đã thực hiện 85 cuộc thanh tra các doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế. Tại khu vực Tây Nguyên, Tây Nam Bộ đã xử lý vi phạm 180 tỷ đồng, chuyển 32 hồ sơ có dấu hiệu vi phạm hình sự sang cơ quan công an”, Bộ trưởng Tài chính cho biết.
Bài phát biểu đọc từ giấy của ông dài quá 10 phút so với quy định. Dù ông xin phép được đọc thêm nhưng đã gần hết giờ họp nên Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị ông gửi văn bản đến cho các đại biểu xem sau.
THEO VNEXPRESS


Đàm Vĩnh Hưng bị chỉ trích vì đem vụ bác sĩ Cát Tường ra vui Halloween

VV-  01/11/2013

Đàm Vĩnh Hưng đã diện trang phục bác sĩ với bảng tên Cát Tường trong đêm hóa trang Halloween.


Tối qua (31/10), rất nhiều các buổi tiệc Halloween tưng bừng của sao Việt đã được diễn ra khắp nơi với nhiều màu sắc đa dạng. Tuy nhiên, buổi tiệc có sự tham gia của Đàm Vĩnh Hưng là gây chú ý hơn cả vì các khách mời đều hóa trang thành những nhân vật đang gây chú ý dư luận. Hình ảnh nam ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng diện áo blouse với bảng tên ”Bác sĩ Cát Tường” đã được chia sẻ khắp nơi với sự phẫn nộ của dư luận.
Đàm Vĩnh Hưng bị chỉ trích vì đem vụ bác sĩ Cát Tường ra vui Halloween 1
Đàm Vĩnh Hưng diện áo blouse với bảng tên “bác sĩ Cát Tường” – nhân vật đang gây sốt trên các mặt báo vì ném xác bệnh nhân thẩm mỹ xuống sông
Đàm Vĩnh Hưng bị chỉ trích vì đem vụ bác sĩ Cát Tường ra vui Halloween 2
Đàm Vĩnh Hưng bị chỉ trích vì đem vụ bác sĩ Cát Tường ra vui Halloween 3
Nam ca sĩ tỏ ra rất háo hức khi hóa thân thành bác sĩ máu lạnh
Đàm Vĩnh Hưng bị chỉ trích vì đem vụ bác sĩ Cát Tường ra vui Halloween 4
Đa số các lời chỉ trích đều chỉ ra hành động hóa trang này của Mr.Đàm là lố lăng, vô duyên và thực sự làm tổn thưởng đến người nhà của nạn nhân Huyền, người mà xác vẫn chưa được tìm thấy. Các ý kiến đều cho rằng đây là một vụ án hình sự, có mức độ ảnh hưởng xã hội sâu rộng và liên quan đến rất nhiều vấn đề phức tạp, Đàm Vĩnh Hưng với vị trí là người của công chúng không nên “ăn theo” và đem ra làm trò mua vui từ sự kiện nhạy cảm và dễ gây ảnh hưởng xấu đến giới trẻ như thế này.

Tưởng niệm 50 năm Ngô Gia Tam Kiệt Vị Quốc Vong Thân



Tổ Quốc Ghi Ơn:

Cố Tổng Thống Khai Sáng Nền Đệ Nhất Cộng Hòa

Ngô Đình Diệm

Cố Vấn TT: Ngô Đình Nhu (Bào Đệ)

Cố Vấn: Ngô Đình Cẩn (Bào Đệ)



NỖI LÒNG (viết năm 1953)


Gươm đàn nửa gánh quẩy sang sông
Hỏi bến : thuyền không, lái cũng không !
Xe muối nặng nề thân vó Ký
Đường mây rộng rãi tiếc chim Hồng
Vá trời lấp biển người đâu tá ?
Bán lợi mua danh chợ vẫn đông !
Lần lữa nắng mưa theo cuộc thế
Cắm sào đợi khách, thuở nào trong ?



T/g Ngô Đình Diệm

Pics: Cận cảnh cách biến nước thải thành dầu ăn ở Trung Quốc

NS0 - 01/11/2013

Biến dầu mỡ bẩn tinh vi với dây chuyền khép kín này có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe con người…

Dầu mỡ là một trong những loại thực phẩm không thể thiếu trong quá trình nấu ăn hàng ngày của mọi gia đình. Chính vì sự phổ biến của dầu ăn/mỡ động vật mà không ít người đã tìm mọi cách và thủ đoạn để làm dầu mỡ bẩn nhằm thu lợi cực lớn. 
 
1. Dầu mỡ lấy từ cống
 
Tuần qua, trang Business Insider đã đưa tin về việc công nghệ làm “dầu mỡ siêu bẩn” bị phanh phui ở Trung Quốc. Theo đó, người ta đã đưa ra ánh sáng toàn bộ quy trình sản xuất dầu ăn từ nước thải cống rãnh ở Trung Quốc, một điều mà ngay trong tưởng tượng cũng ít ai nghĩ tới.

Cận cảnh cách biến nước thải thành dầu ăn ở Trung Quốc 1
Cụ thể, vòng đời chế biến dầu cống rãnh được chia làm 3 giai đoạn chính với nguyên liệu đầu vào là rác thải. 

Trong khâu đầu tiên, những “phù thủy” chế dầu sẽ cho người tới các container rác thải, thùng rác, máng nước thậm chí là hệ thống cống rãnh để múc, thu nhặt chất thải cả thể lỏng và rắn về. Mục đích của việc làm trên là để tận dụng lượng dầu mỡ đổ đi trong sinh hoạt có sẵn tại nguồn nguyên liệu đặc biệt trên. 
 
Cận cảnh cách biến nước thải thành dầu ăn ở Trung Quốc 2
 
Giai đoạn thứ hai, lượng nguyên liệu được tập hợp thu gom về những xưởng sản xuất thủ công, thô sơ với những dụng cụ chế biến cáu bẩn, mất vệ sinh. Toàn bộ rác thải sẽ được nấu trong những bể xi măng. Tiếp theo, người ta dùng vợt để vớt và loại bỏ những rác thải rắn không thể dùng được như túi nylon, xương và xác động vật chết…

Cận cảnh cách biến nước thải thành dầu ăn ở Trung Quốc 3
 Xưởng sản xuất thô sơ với những dụng cụ chế biến cáu bẩn, mất vệ sinh.
Cận cảnh cách biến nước thải thành dầu ăn ở Trung Quốc 4
 
Giai đoạn cuối cùng, dầu sau khi được nấu lại, dù vẫn có màu sẫm kỳ lạ vẫn sẽ được cho vào những thùng lớn, chờ ngày chuyển đi. Điểm đến của những chiếc thùng này rất có thể là các cơ sở kinh doanh thực phẩm. 
 
Cận cảnh cách biến nước thải thành dầu ăn ở Trung Quốc 5
 
Cận cảnh cách biến nước thải thành dầu ăn ở Trung Quốc 6
Chất béo động vật trong dầu tái chế đã trải qua quá trình thiu thối, oxy hóa, phân hủy...

Bản thân dầu tái chế từ chất thải vốn chỉ được dùng trong công nghiệp sản xuất xà phòng, cao su nhưng nếu dùng loại dầu này chế biến thành dầu ăn thì có thể thu lợi nhuận lớn. 
 
Nhưng ngược lại, hiểm họa mà nó mang tới người dân là khôn lường. Chất béo động vật trong dầu tái chế đã trải qua quá trình thiu thối, oxy hóa, phân hủy và nhiễm bẩn nếu ăn vào người có thể gây tổn thương gan, ung thư, mất ngủ…
 
Cận cảnh cách biến nước thải thành dầu ăn ở Trung Quốc 7
Toàn bộ quy trình chế biến “dầu ăn cống rãnh” đã được tác giả Max Fisher lột tả toàn bộ trong video đăng trên một bài báo của Washington Post với tựa đề “You may never eat street food in China again after watching this video” (tạm dịch: Bạn không bao giờ ăn thức ăn đường phố ở Trung Quốc nữa sau khi xem video này ). 
Hãy cùng xem và rút ra những nhận xét riêng cho bản thân qua video dưới đây.
2. Công nghệ tái chế dầu mỡ đã qua sử dụng thành dầu "sạch"

Hiện nay, công nghệ phù phép và tái chế từ dầu bẩn thành “dầu trông giống dầu sạch” đã đạt tới trình độ cao.
 
Cận cảnh cách biến nước thải thành dầu ăn ở Trung Quốc 8
 
Cụ thể, bước đầu tiên mà phần lớn các cơ sở sản xuất dầu bẩn đều làm là lùng mua dầu thừa, dầu đã qua sử dụng nhiều lần. Sau khi lùng mua với số lượng lớn, dầu bẩn sẽ được đem về các xưởng sản xuất thủ công, nơi có rất nhiều công nhân chờ sẵn.
 
Dầu đem về sẽ được phân loại theo chất lượng, dùng phễu lọc bỏ những xác động vật chết, côn trùng cho “sạch”, sau đó đưa vào lò nấu lại. Nấu xong, dầu được dẫn ra các bể chứa khác. 
 
Cận cảnh cách biến nước thải thành dầu ăn ở Trung Quốc 9
 
Tại đây, không ít các chủ xưởng sản xuất sẽ sử dụng hóa chất khử mùi, tẩy màu cho vào các bể này nhân lúc dầu còn nóng, đảo đều lên. Sau thời gian khoảng 30 phút, màu sắc của dầu sẽ thay đổi hoàn toàn, chuyển sang màu vàng sánh, đặc và trong suốt như dầu nguyên chất. 
 
Cận cảnh cách biến nước thải thành dầu ăn ở Trung Quốc 10
 
Nếu không dùng chất khử mùi và tẩy màu thì họ sẽ sử dụng than hoạt tính để lọc bỏ chất cặn bã trong dầu nguyên liệu.
 
Cận cảnh cách biến nước thải thành dầu ăn ở Trung Quốc 11
 
Tạm kết: Hãy là người tiêu dùng thông minh, tự cứu lấy mình trước khi quá muộn. Bất cứ khi nào phát hiện ra các cơ sở sản xuất dầu ăn bẩn, bất hợp pháp, đừng ngần ngại báo cáo cho các cơ quan chức năng.
 
* Bài viết sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Womens Health, Washington Post...