THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

11 December 2013

Tạm giữ 15 đối tượng chống người thi hành công vụ

Baohatinh.vn) - Đại tá Phan Văn Đán - Trưởng Công an huyện Nghi Xuân vừa cho biết, đơn vị đang tạm giữ 15 đối tượng để điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ trong lúc lực lượng chức năng bảo vệ an ninh trật tự cắm mốc, bàn giao mặt bằng Dự án sân Golf Xuân Thành.

Tạm giữ 15 đối tượng chống người thi hành công vụ
Một đối tượng chống đối bị lực lượng công an khống chế
Trong sáng qua (10/12), Công an huyện Nghi Xuân và cơ quan chức năng liên quan có mặt tại khu đất thuộc địa bàn hai xã Xuân Thành và Cổ Đạm (Nghi Xuân) để bảo vệ an ninh trật tự, cắm mốc bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư triển khai Dự án sân Golf Xuân Thành. Mặc dù các cơ quan chức năng đã thuyết phục người dân tạo điều kiện cho đơn vị cắm mốc nhưng vẫn có không ít người dùng hung khí xông vào cản trở, xô xát với lực lượng chức năng.
Trong lúc bảo vệ an ninh trật tự, một chiến sỹ công an đã bị trọng thương, một số chiến sỹ khác bị xây xát nhẹ.
Bảo Trung
Đánh giá cho bài viết: Tạm giữ 15 đối tượng chống người thi hành công vụ 4 đánh giá

Từ 1/1/2014, đồng loạt ra quân kiểm tra tải trọng xe lưu động

Baohatinh.vn) - Chiều 11/12, Bộ Công an và Bộ GTVT cùng tổ chức Hội nghị trực tuyến về công tác triển khai kiểm soát tải trọng xe. Đại tướng Trần Đại Quang - Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng cùng chủ trì hội nghị.
Điểm cầu Hà Tĩnh do Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trần Minh Kỳ, Giám đốc Sở GTVT Lương Phan Kỳ và Phó Giám đốc Công an tỉnh Nguyễn Văn An chủ trì.
Từ 1/1/2014, đồng loạt ra quân kiểm tra tải trọng xe lưu động
Từ năm 2014, liên Bộ Công an - GTVT sẽ tập trung kiểm soát, xử lý vi phạm xe quá tải trên các tuyến quốc lộ trong cả nước
Tính đến đầu năm 2013, cả nước có 652.111 xe ô tô tải, trong đó có 526.546 xe tải từ 2,5-7 tấn, 121.840 xe tải từ 7-20 tấn, 3.725 xe tải từ 20 tấn trở lên (số lượng xe ô tô tải trên 20 tấn cao nhất từ trước tới nay).
Trước thực trạng xe chở quá khổ, quá tải làm cho các công trình giao thông bị xuống cấp nghiêm trọng, trong năm 2013, Bộ GTVT đã trang bị cân tải trọng lưu động cho một số địa phương nằm trên các tuyến quốc lộ như: 1A, 5, 10, 18, 20, 70 đi qua địa phận TP Hải Phòng, Hải Dương, Yên Bái, Lâm Đồng và Hà Tĩnh. Tính đến cuối năm 2013, Bộ GTVT đã trang bị 10 bộ cân lưu động cho 10 địa phương nằm trên tuyến quốc lộ nói trên gồm: Yên Bái, Phú Thọ, Hà Nam, Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hóa, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Bình Định và Lâm Đồng. Theo kế hoạch, năm 2014, Bộ GTVT sẽ trang bị đủ số lượng cân kiểm soát tải trọng xe lưu động cho các địa phương còn lại để đồng loạt ra quân kiểm tra tải trọng xe trên toàn quốc vào ngày 1/1/2014.
Trong năm 2013, cả nước đã kiểm tra xử lý vi phạm chở quá tải trọng đối với 26.255 xe, buộc hạ tải 76.534 tấn hàng các loại, tước GPLX 22.568 trường hợp, phạt tiền 57 tỷ đồng. Các địa phương trên cả nước đã xử lý 24.904 xe vi phạm, buộc hạ tải 69.263 tấn hàng, tước GPLX 21.823 trường hợp vi phạm, phạt tiền trên 56 tỷ đồng.
Tại Hà Tĩnh, trong 4 ngày (23-26/7/2013) ra quân kiểm soát tải trọng xe trên quốc lộ 1A, lực lượng liên ngành đã kiểm tra 128 xe, phát hiện và xử lý 66 xe vi phạm quá tải (chiếm 51%), phạt tiền 225 triệu đồng.
Từ 1/1/2014, đồng loạt ra quân kiểm tra tải trọng xe lưu động
Hà Tĩnh đề nghị hai Bộ GTVT và Công an, trong công tác kiểm tra xe quá tải cần triển khai đồng loạt, đặc biệt là tại các điểm giao nhận hàng
Thực hiện Công điện của Thủ tướng Chính phủ ngày 19/11/2013 về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát tải trọng xe trên các tuyến quốc lộ, Bộ Công an và Bộ GTVT đã ban hành kế hoạch số 12593/KHPH- BGTVT-BCA ngày 21/11/2013 về việc phối hợp thực hiện tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm xe ô tô chở quá tải trọng cầu đường bộ. Theo đó, bắt đầu từ năm 2014, tập trung kiểm soát, xử lý vi phạm xe quá tải trên các tuyến quốc lộ trong cả nước, trong đó tập trung vào các tuyến: 1A, 5, 10, 13, 14, 18 và 51; các tuyến đường bộ địa phương có số lượng xe quá tải cao. Vị trí đặt cân để kiểm tra tải trọng xe tập trung nơi xuất phát hoặc gần các khu vực kho cảng, bến bãi, nhà ga nơi tập kết hàng hóa lên ô tô vận tải… Đối tượng áp dụng là tất cả các loại xe ô tô vận tải, xe đầu kéo rơ móc, sơ mi rơ móc, xe ô tô container...
Phát biểu tại điểm cầu Hà Tĩnh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trần Minh Kỳ yêu cầu các ngành chức năng tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến tận các doanh nghiệp vận tải trên địa bàn và các lái xe vận chuyển hàng hóa như: xi măng, sắt thép, khoáng sản quặng từ Lào về và các loại xe ben có trọng tải lớn.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đề nghị hai Bộ GTVT và Công an trong công tác kiểm tra xe quá tải cần triển khai đồng loạt, đặc biệt là tại các điểm giao nhận hàng; trang bị thiết bị cân quá tải lưu động phải đồng bộ, được kiểm định chất lượng, nhất quán một chủng loại; đề nghị Tổng cục Đường bộ tổ chức tập huấn kỹ thuật cân tải trọng kịp thời, tổ chức rút kinh nghiệm ở 10 địa phương đã thực hiện cân tải trọng lưu động.
Hà Tĩnh dự kiến đầu tháng 1/2014 đưa Trạm Kiểm tra tải trọng lưu động vào hoạt động. Do đó, từ nay đến trước tháng 1/2014, các ngành chức năng, các địa phương trên các tuyến như: quốc lộ 1A, 8A, đường Hồ Chí Minh, đường 15, quốc lộ 12C cần kiểm tra, khảo sát và thống nhất phương án, địa điểm để thành lập các điểm kiểm tra, kho tàng để hạ tải và cất giữ hàng hóa đối với các xe vi phạm; bố trí đủ trang thiết bị, phương tiện và con người để Trạm hoạt động tốt, đảm bảo các yêu cầu đặt ra.
Đức Thiện

Bạn đọc tranh luận việc quyên góp giúp tài xế bị "hôi bia"

11/12/2013 16:00 (GMT + 7)
TTO - Vụ "hôi bia" tại Đồng Nai tiếp tục "nóng" với những tranh luận về việc giúp đỡ hoàn cảnh đáng thương của người tài xế. Có nhiều lời kêu gọi nhưng cũng có ý kiến cho rằng quyên góp để trả tiền bia là không "thỏa đáng".

Những người hôi bia trong vụ tai nạn tại Đồng Nai ngày 4-12-2013 - Ảnh cắt từ video do bạn đọc Phương Thanh cung cấp

Việc giúp người khó khăn vốn là hành động đẹp, nhưng cái đẹp trong trường hợp này liệu có tạo một tiền lệ nào đó và vô tình khiến những người "hôi của" cảm thấy bớt cắn rứt lương tâm vì hậu quả do họ gây ra đã được người khác khắc phục? Trách nhiệm của công ty bảo hiểm đến đâu và câu chuyện đang chờ câu trả lời từ cơ quan điều tra như thế nào cũng được bàn luận sôi nổi.
Tuổi Trẻ Online (TTO) tổng hợp ý kiến của bạn đọc gửi về sáng nay 11-12.

Clip do bạn đọc Phương Thanh quay hiện trường vụ hôi của trong vụ xe chở bia gặp nạn
 
Cho tôi số tài khoản của anh Hậu
Những cảm xúc mạnh của bạn đọc khi xem clip hôi bia và những tin bài về vụ việc này vẫn tiếp tục được gửi về TTO. Bạn đọc Nhã Yến viết: "Ngày xưa, xưa ơi là xưa, cái thời mà tập làm văn tả cảnh tan trường, bài văn cả lớp đứa nào cũng tả "tan trường, học sinh ùa ra như ong vỡ tổ, đùa giỡn với nhau, líu lo kể cho ba mẹ nghe chuyện lớp, chuyện bạn bè, hôm nay học được điều gì hay...". Nay, người lớn cũng ùa ra như ong vỡ tổ để nhặt nhạnh từng giọt mồ hôi, từng giọt nước mắt của người khác. Họ nhặt với tâm trạng vui vẻ, sung sướng, cứ như thể đó là của trời thương ban cho họ, họ nhặt, họ nhặt, từng chút từng chút một, nhặt hết, nhặt luôn những tiếng gào thét, nhặt luôn lòng tự trọng của một người đàn ông. Nhiều người tham lam nhỉ, sẵn sàng ra sức vơ vét, miễn sao đầy túi, đầy tay, miễn sao họ không mất thứ gì là được".
Nhiều bạn đọc yêu cầu công khai số tài khoản của tài xế Hậu để quyên góp giúp đỡ. Bạn đọc Huỳnh Mỹ Hạnh gửi về TTO lời chia sẻ: "Tôi là người Tây Ninh, khi xem qua thông tin này, tôi thấy thương anh tài xế vô cùng và thật khinh ghét những người "hôi của". Thử hỏi nếu lỡ họ bị như vậy thì họ mới nếm mùi đau khổ như thế nào. Kính mong Nhà nước chúng ta thẳng tay trừng trị những người này. Xin cho tôi biết cụ thể số tài khoản của anh Hậu để mọi người chung tay một ít".
Cùng quan điểm này, bạn đọc nhunguyen viết: "Nghề tài xế thực ra không ai muốn làm vì có thể xảy ra nguy hại bất cứ lúc nào, nhưng vì nghiệp nên phải làm kiếm sống. Bây giờ chỉ hi vọng những tấm lòng vàng chia sẻ sự thiệt hại này, phần nào giúp anh Hậu qua khó khăn. Tôi là người đồng hương với anh Hậu sẽ gặp anh sau tại quê nhà. Bà con nghĩ tình mà giúp đỡ cho anh Hậu. Giúp đỡ người khác là giúp cho chính chúng ta".
Nhiều bạn đọc cho rằng việc công khai số tài khoản của tài xế là ý rất hay. Bạn đọc Văn Vui viết: "Quả là một ý tưởng sáng tạo. Đề nghị báo Tuổi Trẻ sớm công khai số tài khoản của anh Hậu để mọi người cùng chung tay góp sức ủng hộ anh. Đặc biệt những người lỡ lấy bia của anh có thể chuộc lại hành động sai lầm của mình".
Một số bạn đọc cũng gợi ý cộng đồng cần chủ động tạo tài khoản để giúp đỡ tài xế Hậu trong trường hợp anh không có tài khoản. Bạn đọc Long gợi ý: "Tôi nghĩ mọi người hãy quyên góp tiền giúp anh Hậu. Số tiền quá lớn đối với anh. Tôi thấy xấu hố và nhục nhã thay cho nhân cách và đạo đức của những người đã hôi của một cách trắng trợn. Tôi nghĩ hãy tạo một tài khoản giúp đỡ cho anh Hậu để bà con bạn bè quyên góp gởi vào".
Trách nhiệm là của bảo hiểm, của người "hôi bia"
Bên cạnh những ý kiến kêu gọi giúp đỡ tài xế Hậu, cũng có bạn đọc cho rằng việc quyên góp giúp khắc phục hậu quả vụ hôi bia là không thỏa đáng.
Bạn đọc D Phạm viết: "Tại sao phải quyên góp tiền? Tôi không nghĩ là phải quyên góp tiền cho tài xế. Có thể quyên góp để giúp đỡ đời sống của tài xế chứ không phải để trả tiền bị mất bia. Đây là trách nhiệm của bảo hiểm. Có bằng chứng bị cướp (xin nhấn mạnh là cướp chứ không phải mất), bị bể mất bia thì hãng bảo hiểm phải chịu trả. Còn vấn đề lấy lại tiền bia thì hãng bảo hiểm sẽ có trách nhiệm đòi lại từ những người cướp bia. Còn quý vị nào cảm thấy đồng cảm với đời sống của tài xế thì có thể quyên góp giúp đỡ riêng".
Bạn đọc Lê Thanh Huệ gợi ý chính những người hôi bia phải bồi thường: "Việc điều tra, tìm chứng cứ trong vụ hôi bia không khó lắm vì đã có đoạn video do chị Thanh quay được và nếu ngành công an công khai đoạn video để được người dân giúp đỡ nhận mặt sẽ có nhiều người dân khác cung cấp thêm chứng cứ. Chắc chắn những người tham gia hôi bia đều là những người có vấn đề về đạo đức, cần được vạch mặt và tối thiểu là được giáo dục ngay tại cộng đồng họ sinh sống.
Sau khi triệu tập những người hôi của được nhận dạng, buộc họ phải bồi thường cho chủ xe. Tùy điều kiện để tiếp tục các công việc truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc tối thiểu là đưa về địa phương để họp xóm, họp tổ dân phố giáo dục kiểm điểm. Chủ xe là người vô tội, bị công khai cướp tài sản của mình giữa ban ngày, trong lúc hoạn nạn rất cần hệ thống pháp luật giúp họ lấy lại một phần tài sản và toàn xã hội rất cần hệ thống pháp luật ra tay để răn đe nhằm không tái diễn cảnh hôi của".
Cư dân mạng tranh cãi về việc quyên góp cho tài xế Hậu
Cư dân mạng cũng đang tranh luận khá sôi nổi về việc quyên góp giúp tài xế Hậu vượt qua thời điểm khó khăn này. Ngoài những ý tưởng làm sao gom đủ số tiền hơn 300 triệu đồng giúp anh Hậu thì cũng có một số cư dân mạng cảm thấy băn khoăn về việc giúp đỡ tài xế Hậu trong trường hợp này.
Thành viên Zin Lang Thang có sáng kiến: "Admin các trang Facebook có thể đứng ra tổ chức quyên góp mỗi người 20.000-30.000đ ăn vặt là có thể giúp đỡ anh ý, tạm tính với 10.000 like thì 40.000đ/người là đủ".
Mấu chốt của việc tranh luận có nên quyên góp giúp anh Hậu hay không chính là ý kiến video clip ghi lại khá rõ ràng gương mặt, bảng số xe của những người cướp bia, chính những người này phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả. Việc truy tìm họ có lẽ không đến mức quá khó khi bằng chứng đã có như vậy.
Thành viên Luong Chan Gia nhấn mạnh trách nhiệm của chính những người cướp bia: "Những người hôi của không biết có cắn rứt lương tâm hay không. Như vậy có phải là tội ác hay không? Nếu còn tính người hãy làm gì đó để anh tài xế thoát khỏi hoàn cảnh này đi".
Tại webtretho, thành viên ant9999 viết: "Ai hôi bia bữa đó mà xấu hổ thì mỗi người trả lại tài xế một thùng bia đi. Bị mất số bia lớn như vậy chắc tài xế cũng bấn loạn vì phải đền lắm". 
TTO tổng hợp
 ------------------------------------
* Tin bài liên quan:

Ngày mai 12-12, chính thức phạt “nguội” vi phạm giao thông

11/12/2013 16:46 (GMT + 7)
TTO - Ngày mai (12-12) Phòng cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt (PC67) Công an TP.HCM sẽ chính thức ra quân xử phạt các phương tiện vi phạm thông qua ghi hình bằng hệ thống camera.
Cảnh sát giao thông xử phạt người điều khiển xe máy chạy lấn tuyến trên đường Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM - Ảnh tư liệu
Theo PC67, sau 10 ngày triển khai thực hiện tổ nghiệp vụ tuần tra kiểm soát xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông bằng phương tiện kỹ thuật đã ghi hình nhắc nhở 124 trường hợp ôtô, xe tải nhẹ vi phạm tốc độ và dừng đỗ trái quy định. Công tác ghi hình và xử lý các trường hợp vi phạm vẫn được triển khai thuận lợi, không gặp khó khăn gì. 
Từ ngày mai (12-12), tùy mức độ vi phạm tổ công tác sẽ chính thức xử phạt theo quy định là tạm giữ giấy phép lái xe, tạm giữ giấy chứng nhận đăng ký xe, tạm giữ phương tiện...
Theo báo cáo của PC67, từ đầu năm 2013 đến nay PC67 đã gửi giấy thông báo vi phạm Luật giao thông đường bộ cho 29.910 tổ chức, cá nhân trên địa bàn TP.HCM. Trong đó có khoảng 4.266 trường hợp đã được gửi phiếu báo vi phạm lần thứ ba nhưng chưa chịu nộp phạt.
Trước thực trạng này, tổ nghiệp vụ tuần tra kiểm soát xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông bằng phương tiện kỹ thuật được thành lập nhằm tăng cường năng lực cưỡng chế, xử lý triệt để các hành vi vi phạm được phát hiện qua hệ thống camera giám sát. Tổ nghiệp vụ gồm có bộ phận kỹ thuật và bộ phận tuần tra.
Bộ phận kỹ thuật được trang bị máy tính xách tay kết nối với hệ thống dữ liệu được cập nhật thường xuyên từ PC67. Khi phát hiện xe vi phạm, cán bộ kỹ thuật sẽ thông báo cho tổ tuần tra kiểm soát ra hiệu lệnh dừng xe để kiểm tra theo đúng quy trình và lập biên bản theo các lỗi do bộ phận kỹ thuật cung cấp.
HOÀNG LỘC
9

800 tấn rác trong kho cà phê đại gia thế chấp ngân hàng

Cưỡng chế thi hành án kho chứa 3.360 tấn cà phê Công ty Trường Ngân cầm cố các ngân hàng, ngoài việc không trùng khớp số lượng, lực lượng chức năng còn phát hiện, khoảng 800 tấn rác được độn trong các bao cà phê.

truong-ngan-4-9378-1386764193.jpg
Chiều 11/12, lực lượng chức năng đã hoàn thành việc cưỡng chế thi hành án đối với kho được cho là chứa 3.360 tấn cà phê của Công ty TNHH Trường Ngân, phường Tân Đông Hiệp, thị xã Dĩ An (Bình Dương).
truong-ngan-3-1947-1386764194.jpg
Trao đổi với VnExpress, ông Trương Công Hân, Phó chi cục Thi hành án thị xã Dĩ An cho biết, qua kiểm tra, tổng lượng hàng lưu kho chỉ có khoảng 1.500 tấn chứ không như con số 3.360 tấn mà Công ty Trường Ngân đã khai báo để cầm cố cho các ngân hàng.
truong-ngan-2-8504-1386764194.jpg
truong-ngan-1-9878-1386764194.jpg
"Đáng lưu ý, trong đó có chỉ khoảng 700 tấn cà phê, còn lại có khoảng 800 tấn rác gồm sỏi, vỏ cà phê, tro trấu… được ngụy trang trong các bao tải trộn lẫn trong kho", ông Hân nói.
ngan-hang-tranh-gianh-ca-phe-4.jpg
Liên quan đến việc tranh chấp một kho khác của Trường Ngân được cho là chứa 600 tấn cà phê, chiều nay, xe tải do một ngân hàng điều động đến chặn cửa kho từ hôm 6/12 vẫn còn án ngữ, phòng ngừa đơn vị khác đến phát mãi trong khi đang có tranh chấp giữa các ngân hàng.
Nguyệt Triều

Cả làng vây đốt xe máy nhóm người ăn trộm chó

11/12/2013 15:17 (GMT + 7)
TTO - Chiều tối 10-12, nhóm bốn người vào xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc (Nghệ An) để ăn trộm chó thì bị người dân phát hiện, bao vây rồi đốt cháy xe máy.

Chiếc xe máy của các đối tượng ăn trộm chó bị người dân đốt cháy rụi - Ảnh: Hoàng Minh

Ngày 11-12, Cơ quan Cảnh sát điều tra về trật tự xã hội Công an huyện Nghi Lộc (Nghệ An) cho biết cơ quan này đang tiếp tục mở rộng điều tra vụ người dân vây đốt xe của nhóm người ăn trộm chó.
Khoảng 18g30 ngày 10-12, trong khi người dân xóm 6, xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc đang chuẩn bị ăn cơm tối thì nghe tiếng kêu có người ăn trộm chó.
Hàng trăm người dân tay cuốc tay xẻng, đá… tỏa ra khắp các ngả đường quyết bắt bằng được nhóm ăn trộm chó. Thấy người dân đổ xô ra đường chặn các ngõ ngách, 4 người tình nghi đi trên 2 xe máy đã liều lĩnh dùng mã tấu, dao, kích điện chống trả lại quyết liệt.
Sau hơn 10 phút bị vây, 4 đối tượng bỏ chạy thoát thân để lại một chiếc xe máy. Quá bức xúc trước sự manh động của nhóm này, người dân đã đốt chiếc xe máy. Tại hiện trường, chiếc xe máy hiệu Sirius bị người dân đốt cháy rụi chỉ còn trơ lại bộ khung sắt.
Nhận được tin báo, Công an xã Nghi Long và Công an huyện Nghi Lộc xuống hiện trường lập biên bản, đưa chiếc xe đã bị thiêu rụi về cơ quan công an để điều tra, làm rõ. Một điều tra viên cho biết thêm mặc dù chiếc xe bị đốt cháy nhưng cơ quan công an đang truy tìm nhóm người đi xe thông qua số khung, số máy của chiếc xe.
Trước đó, khoảng 12g30 ngày 27-11, ông Dương Xuân Hoàng (53 tuổi, trú tại xóm 8, xã Nghi Kim, TP Vinh, Nghệ An) cũng bị hai kẻ ăn trộm chó chém trọng thương khi ông phát hiện chúng đang bắt chó của gia đình mình. Ông Hoàng bị một vết chém sâu ở cánh tay trái phải khâu 12 mũi và bị chấn thương ở cột sống, xẹp đốt sống L1 phải nhập viện điều trị.
CẢNH PHÚC

Công an Việt Nam trấn áp các sự kiện mừng Ngày Quốc tế Nhân quyền

Bóng bay Nhân quyền bị Công an tịch thu đưa lên xe lôi về đồn (Ảnh: Danlambao)
Bóng bay Nhân quyền bị Công an tịch thu đưa lên xe lôi về đồn (Ảnh: Danlambao)


Phi vụ chuyển vali 'tiền bẩn' đến các sếp Vinalines

Được giao nhiệm vụ nhận tiền “lại quả” từ đối tác nước ngoài, Sơn đã sắm 4 chiếc valy mới tinh, xếp hàng chục tỷ đồng vào đó để đưa đến cho các sếp...
Sức mạnh của đồng tiền đã khiến Dương Chí Dũng liên tiếp mắc sai lầm. Theo cáo buộc của Viện KSNDTC, hành vi của ông Dũng và các bị can liên quan đã phạm vào các tội danh "Tham ô tài sản" và “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Ngày mai (12/12), hành vi phạm tội của các bị can sẽ bị đưa ra xét xử.
“Lại quả”
Từ đầu năm 2007 đến hết năm 2008, Vinalines tiến hành tổ chức khảo sát, thương thảo, quyết định phương án mua, ký hợp đồng thanh toán tiền, nhập khẩu ụ nổi 83M với Công ty AP- Singapore.
Nguyễn Hải Sơn, nguyên TGĐ Cty sửa chữa tàu biển Vinalines, Phó BQLDA nhận “chỉ thị” từ ông Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch HĐQT Cty Hàng hải VN, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải và ông Mai Văn Phúc, nguyên TGĐ Cty Hàng hải VN, nguyên Phó vụ trưởng Vụ Vận tải nhận tiền “lại quả” 20 % giá trị hợp đồng mua bán ụ nổi từ phía Công ty AP- Singapore.
Dương Chí Dũng; Ụ nổi; Tham ô tài sản
Ông Dương Chí Dũng.
Khi đó ông Dũng đã “phát lệnh” cho Sơn: “10 tỷ đồng cho anh, 10 tỷ đồng cho Phúc, còn lại cho em”.
Để chuyển tiền “lại quả”, ông Goh Hoon Seow, Giám đốc điều hành Cty AP đề nghị Sơn cung cấp một công ty, mở tài khoản tại Ngân hàng UOB, để Cty AP chuyển 1,666 triệu USD về VN.
Sơn đã nhờ em gái là Trần Thị Hải Hà, Giám đốc Cty Phú Hà mở tài khoản tại Ngân hàng UOB, chi nhánh TP.HCM để Sơn nhận tiền từ Singapore.
Để thực hiện việc chuyển và nhận 1,666 triệu USD, Sơn và ông Goh Hoon Seow thống nhất lập ra một hợp đồng liên doanh khống giữa Cty AP và Cty Phú Hà về việc đầu tư Dự án điểm thông quan nội địa ICD tại Hải Phòng.
Nhận được tiền từ Singapore, theo yêu cầu của Sơn, Hải Hà đã rút hơn 28 tỷ đồng tiền mặt để Sơn mang đi “cúng” các sếp.
Những valy đựng đầy tiền
Tháng 7/2008, ông Dũng vào TP.HCM công tác và nghỉ tại khách sạn Victory. Khi đó Sơn gọi điện cho ông Dũng nói: “Em gặp bác để chuyển ít quà”.
Hẹn xong, Sơn xếp 5 tỷ đồng toàn tiền mệnh giá 500.000 đồng vào chiếc va ly mới tinh, có bánh xe màu đen, có tay kéo, mang đến phòng VIP của khách sạn.
Sơn đưa vali tiền cho ông Dũng và nói: “Theo chỉ đạo của bác, hôm nay em chuyển cho bác trước 5 tỷ đồng từ ụ nổi 83M. Số tiền còn lại em chuyển bác sau”. Ông Dũng nhận valy tiền và không quên nói lời cám ơn.
Chừng 1 tháng sau đó, Sơn ra Hà Nội công tác. Trước khi đi, anh ta bảo em gái chuẩn bị 5 tỷ đồng tiền mặt cho Sơn. Ra đến Hà Nội, Sơn tìm đến phòng làm việc gặp ông Dũng và nói: “Em gửi anh nốt số tiền còn lại, khi nào anh về Hải Phòng thì em đưa vì tiền em để ở đó”.
Dũng nói: “Cuối tuần này anh về Hải Phòng, em mang đến nhà mẹ vợ anh ở đường Phạm Ngũ Lão cho anh”.
Cuối tuần, Sơn về nhà em gái khi chị này đã chuẩn bị đủ 5 tỷ đồng tiền mặt, loại mệnh giá 500.000 đồng/tờ. Sơn lại xếp tiền vào một valy màu đen có bánh xe và tay kéo rồi mang valy tiền đến nhà mẹ vợ của ông Dũng, cách đó chừng 500m.
Sơn vào phòng khách đưa tiền cho ông Dũng và nói: “Em đưa nốt số tiền còn lại”. Ông Dũng nhận tiền và lịch sự nói: “Cảm ơn em”.
Năm 2008, trong một lần ra Hà Nội, Sơn đến phòng làm việc của ông Phúc và nói: “Xin phép anh cho em đến nhà để đưa tiền ụ nổi”. Ông Phúc đồng ý và cho Sơn địa chỉ nhà ở làng quốc tế Thăng Long, Cầu Giấy, Hà Nội.
Sơn tự tay xếp 2,5 tỷ đồng vào chiếc valy mới mua ở đường Xã Đàn, bắt taxi đến nhà ông Phúc.
Tại đây, Sơn đưa tiền cho ông Phúc và nói: “Hôm nay em gửi bác trước 2,5 tỷ đồng tiền ụ nổi, số còn lại em chuyển bác sau”. Ông Phúc nhận valy tiền và nói: “Anh cám ơn em”.
Lần thứ 2 cách đó chừng 2 đến 3 tuần, nhân chuyến công tác ra Hà Nội, Sơn lại chuẩn bị số tiền 5 tỷ đồng, để trong một valy mới, đi ô tô đến nhà ông Phúc.
Vì ông Phúc không có nhà, ra tiếp Sơn là một người phụ nữ. Ngồi chờ chừng 45 phút thì ông Phúc về. Sơn đã đưa cho ông Phúc valy đựng 5 tỷ đồng và nói: “Hôm nay em đưa anh 5 tỷ đồng tiền ụ nổi”. Ông Phúc nhận va ly tiền và không quên nói lời cám ơn.
Cuối năm 2008, Sơn lại bay ra Hà Nội đưa nốt cho ông Phúc 2,5 tỷ đồng. Không lịch sự như những lần trước, lần này Sơn bọc tiền trong túi nilon, đựng trong chiếc cặp to màu đen.
Sơn đến nhà đưa tiền cho ông Phúc. Ông này cầm cặp, mang tiền vào phòng trong cất rồi mang trả lại cặp cho Sơn.
Sau khi đã chia cho 2 sếp to mỗi người 10 tỷ đồng, số tiền còn lại Sơn chia cho Trần Hữu Chiều, nguyên Phó TGĐ Cty Hàng hải VN số tiền 340 triệu đồng. Khi đưa tiền cho Chiều Sơn nói: “Gửi anh chút tiền bồi dưỡng”.
Để “trả công” cho cô em gái đã đứng ra nhận hộ số tiền 28 tỷ đồng, Sơn chia cho em gái là Trần Thị Hải Hà 2 tỷ đồng. Khi đưa em gái tiền, Sơn chỉ nói là tiền của Sơn cho, không nói nguồn gốc.
Theo cáo buộc của VKSNDTC, hành vi nêu trên của ông Dũng, Phúc, Sơn, Chiều đã phạm vào khoản 4, Điều 278 tội Tham ô tài sản. Hành vi phạm tội của các bị can sẽ bị đưa ra xét xử vào ngày 12/12 tới.
Khoản 4, Điều 278 tội Tham ô tài sản quy định: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:  a, Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên;
 b, Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.
 
  • T.Nhung

Cháy ở khu dân cư, 'thót tim' xe cứu hỏa đi tìm nước

Vụ cháy nhà dân tại Nhà D khu tập thể Nam Đồng (phường Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội) vào sáng 11/12 cơ bản được dập vào trưa cùng ngày. Tuy nhiên, nhiều người chứng kiến gặp một phen “thót tim” khi xe cứu hỏa phải loay hoay đi… tìm nước dập lửa.
cháy, tập thể, Nam Đồng...
Hiện trường vụ cháy tại KTT D11 vào sáng 11/12/2013.
Vụ cháy xảy ra vào khoảng 9h sáng ngày 11/12. Căn hộ tầng 3 của KTT nhà D phường Nam Đồng bị cháy, nguyên nhân được nhận định là do chập điện.
Cột khói đen bốc lên khá cao. Nhiều người đi trên cầu vượt Thái Hà – Chùa Bộc cũng có thể nhìn thấy.
cháy, tập thể, Nam Đồng...

cháy, tập thể, Nam Đồng...

Lực lượng cứu hỏa đã kịp thời có mặt. Bốn xe chữa cháy được đưa xuống hiện trường.
Trước đó, lực lượng quân đội cũng đã có mặt tham gia dập cháy. Đây là khu tập thể Quân đội dành cho các quân nhân lão thành về hưu, được xây dựng vài chục năm trước đây.
Rất nhiều hộ dân liền kề đã tá hỏa chạy ra khỏi nhà vì sợ đám cháy bùng phát có thể đe dọa đến tính mạng.
cháy, tập thể, Nam Đồng...

cháy, tập thể, Nam Đồng...
Nhiều người dân được phen tá hỏa vì xe cứu hỏa đang chữa cháy thì... hết nước.
cháy, tập thể, Nam Đồng...
Vòi cấp nước dự phòng chữa cháy của KTT không có nước dự trữ.
Theo người dân: chủ hộ bị cháy không có nhà. Khi xảy ra đám cháy, nhiều người gọi điện báo tin cho người nhà của chủ hộ bị hỏa hoạn, họ mới biết để về.
Hiện trường xảy ra vụ cháy nằm sâu trong khu dân cư, sát với chợ Nam Đồng, liền kề với nhiều khu tập thể cũ có niên đại 30 – 40 năm.
cháy, tập thể, Nam Đồng...
Đây là nguyên nhân khiến hai xe chữa cháy phải chạy đi tìm nước về chữa cháy.
cháy, tập thể, Nam Đồng...
Vụ cháy nằm gần với chợ Nam Đồng, dây điện như mạng nhện... cũng gây cản trở cho lực lượng chữa cháy dập lửa.
Vì cảnh chật chội như trên nên lực lượng chữa cháy khá vất vả mới đưa được xe chữa cháy vào đến hiện trường.
Tuy nhiên, những người chứng kiến gặp phen “thót tim” vì xe cứu hỏa đang chữa cháy thì hết nước.
Hai chiếc xe đã phải “tăng bo” đi tìm kiếm nước để tiếp tục dập lửa.
Hiện trường vụ cháy ngay cạnh hồ Nam Đồng – khu hồ khá lớn và có lượng nước dự trữ nhiều. Tuy nhiên, lực lượng chữa cháy không “tiếp nước” được từ hồ nước này.
Họ đã phải đưa xe đến Tòa nhà C’Land (số 156, Xã Đàn 2) để tiếp nước. Sau chừng 30 phút, hai chiếc xe mới tiếp tục tham gia chữa cháy.
Anh Công Thắng (người nhà chủ hộ bị hỏa hoạn) than phiền: hai cột tiếp nước đề phòng cứu hỏa của khu tập thể không có nước dự trữ. Sau khi đã phun hết nước trong bồn xe, lính cứu hỏa đã đưa vòi nối với cột nước dự trữ phòng cháy của KTT, nhưng được một thời gian ngắn thì… hết nước.
Đó là lý do khiến hai xe cứu hỏa phải… đi tìm nước.
Đến khoảng 11h trưa, đám cháy về cơ bản đã được dập. Chưa ước tính được thiệt hại về tài sản, nhưng đám cháy không kịp lan sang các hộ liền kề, và cũng không ảnh hưởng gì đến tính mạng.
K.Trung
Debug: ADS tracking link http://vietnamnet.vn/xa-hoi

Hà Nội: Cháy lớn ở khu tập thể Nam Đồng

Hà Nội: Cháy lớn ở khu tập thể Nam Đồng

11/12/2013 14:25 (GMT + 7)
TTO - Khoảng 9g20 ngày 11-12, tại tòa nhà Đ11 thuộc khu tập thể Nam Đồng (Q.Đống Đa, Hà Nội) đã xảy ra vụ cháy nghiêm trọng khiến 6 căn hộ bị thiêu rụi, hàng trăm người hoảng loạn.
Thông tin ban đầu nguyên nhân dẫn đến vụ hỏa hoạn là do chập điện từ tầng 3 sau đó lửa lan lên tầng 4 và tầng 5.
Theo nhiều người dân chứng kiến: vào thời điểm cháy 6 căn hộ người dân đã đi làm hết, chỉ có vài người giúp việc ở nhà.
“Tôi đang ngồi trong nhà xem ti vi thì nghe thấy một tiếng nổ lớn ở khu nhà Đ11. Sau đó tôi chạy ra thì đã thấy khói lửa bốc cao lắm rồi. Nhiều người phải thoát ra ngoài bằng đường ban công do cầu thang ra vào đã đặc khói”, Bà Lê Thị Hiền (62 tuổi, người dân sống gần khu tập thể bị cháy) cho biết.
Khi phát hiện đám cháy, nhiều người sống trong khu dân cư đã dùng xô, chậu múc nước để dập lửa. Tuy nhiên ngọn lửa vẫn bùng lên và nhanh chóng lan lên các tầng trên. Tòa nhà nơi xảy ra vụ cháy cao 6 tầng và có 24 căn hộ.
Nhận được thông tin, lực lượng PCCC Đống Đa đã huy động 4 xe cứu hỏa cùng hàng chục chiến sĩ chữa cháy chuyên nghiệp đến hiện trường phối hợp với lực lượng quân đội thuộc Bộ tư lệnh thủ đô để dập lửa.
Do nơi bị cháy nằm ở phía sâu trong tòa nhà nên lực lượng chữa cháy rất khó khăn để tiếp cận. Khoảng 11g30 cùng ngày thì vụ hỏa hoạn đã cơ bản được không chế.
Trong lúc chữa cháy, trung úy Nguyễn Văn Đông (đang công tác tại Bộ tư lệnh Thủ đô) bị thương do thang cứu hỏa bị gãy. Hiện cơ quan chức năng đã phong tỏa hiện trường vụ cháy để tiếp tục điều tra làm rõ vụ việc.
QUANG THẾ

Ngân hàng chạy đua nước rút tín dụng

Ngân hàng chạy đua nước rút tín dụng: Vẫn “cá treo mèo nhịn”

Đại Đoàn Kết  - 11/12/2013 09:57

Vào giai đoạn nước rút cuối năm, các ngân hàng tung vốn lãi suất 0% để "câu” khách hàng. Nhưng đối với nhiều người thì muốn vay được vẫn không hề dễ, vẫn là cảnh "cá treo mèo nhịn”.

Vay vốn ngân hàng vẫn không dễ chút nào

Cửa hẹp lãi suất 0%

Cho dù phía các ngân hàng tuyên bố rằng họ đang "ế "vốn, rằng có những gói tín dụng ưu đãi mời gọi... thế nhưng không ít doanh nghiệp nghi ngờ ngân hàng không có tiền cho vay như đã nói. Cụ thể như khi đòi hỏi DN nhỏ, DN gia đình phải có báo cáo tài chính thì họ không thể có, thì cũng có nghĩa là không vay được tiền ngân hàng. Một khảo sát của Ủy ban Giám sát Tài chính mới công bố thì vẫn có tới 50% số các DN cho biết họ khó khăn hoặc rất khó khăn khi tiếp cận vốn vay từ ngân hàng. Các khó khăn chủ yếu là về tài sản đảm bảo, chứng minh năng lực tài chính và vướng mắc về nợ xấu tại ngân hàng chưa trả được.
Từ 2 tháng nay, khá nhiều các nhân viên phòng tín dụng, thay vì phải được giao chỉ tiêu đi huy động vốn thì nay đi tìm khách vay vốn; bởi lẽ ngân hàng đang chạy đua tín dụng để lấy dư nợ cho vay bù vào khoảng trống nợ xấu, mục tiêu nữa để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng tín dụng.

Đối với khách hàng cá nhân, Ngân hàng VP Bank tung ra gói tiền cho vay "siêu ưu đãi” 0%/năm, cố định trong 3 tháng đầu tiên và giá trị khoản vay tối đa lên đến 5 tỷ đồng/khoản. Nếu có tài sản đảm bảo, khách hàng có thêm thêm lựa chọn ưu đãi lãi suất vay ưu đãi 6%/năm, cố định trong 6 tháng đầu tiên.

"Kém miếng khó chịu”, ngân hàng TMCP Tien Phong (TP Bank) xác định, đối với vay tiêu dùng có thế chấp khách hàng hưởng mức lãi suất 8,8%/năm trong 8 tháng đầu tiên, hoặc 0% trong tháng đầu tiên và 11% trong 11 tháng tiếp theo. Còn vay hộ kinh doanh, TPBank áp dụng mức lãi suất 6%/năm trong 6 tháng đầu tiên, hoặc 8%/năm trong 8 tháng đầu tiên.

Ra sức tung "mồi” để câu khách hàng nhưng thực sự thì vốn giá rẻ không phải ai cũng với được. Vốn ngân hàng vẫn luôn trong cảnh "nước chảy chỗ trũng”, "nhất thân nhì quen”. Dù lãnh đạo các ngân hàng chia sẻ, cam kết mang đến nguồn vốn ưu đãi, hỗ trợ tích cực cho khách hàng có nhu cầu vay, song thực tế không dễ dàng như vậy.

Chị Nguyễn Thanh Phương (một cán bộ nghiên cứu) cho biết, ngân hàng chỉ dễ với người chứng minh được thu nhập trả nợ. Dù có tài sản thế chấp là nhà ở đường Nguyễn Huy Tưởng (Hà Nội) nhưng chị không thể chứng minh được thu nhập đủ để trả nợ nên các ngân hàng khi chị tìm đến đều từ chối. Được biết, hiện thu nhập trả qua tài khoản của chị Phương là 4,8 triệu đồng/tháng.

Bình luận về việc "ngân hàng tung vốn nhưng vẫn chỉ dành cho đối tượng khách hàng tốt”, TS Nguyễn Trí Hiếu phân tích: "Nguyên nhân đến từ 2 phía, ngân hàng sợ nợ xấu, còn khách hàng cần tiền mới phải đi vay. Đặt trong nguyên tắc về rủi ro, lợi nhuận đi cùng chiều với rủi ro: lợi nhuận giảm rủi ro giảm và ngược lại. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện nay, rủi ro tăng vì những khó khăn trong các ngành kinh tế, nhưng lãi suất cho vay lại cần phải hạ xuống thì có vẻ logic này đang bị đảo ngược: lợi nhuận và rủi ro đi ngược chiều nhau nên khi ngân hàng đã tung vốn rẻ mà lại không sàng lọc thì chính ngân hàng là người chịu thiệt”.

Nhiều chuyên gia khác cũng cho rằng, nhiều ngân hàng đã ngấm đòn với bất động sản, nên dù là tài sản thế chấp nhiều cũng không an toàn bằng việc chứng minh được thu nhập trả nợ. Vì thế, không phải ai cũng có thể dễ vay.

Kích lãi suất, vốn vẫn khó ra

Đến cuối tháng 11, tăng trưởng tín dụng của cả hệ thống ngân hàng mới đạt hơn 7,5%. Như vậy, để để đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng 12% của năm nay, sẽ phải tăng trưởng thêm 4,5%. Để đạt được mức tăng trưởng này, các ngân hàng sẽ phải giải ngân thêm hơn 130.000 tỷ đồng. Điều này, là rất khó!
Anh Nguyễn Hùng (khu tập thể C2 Thành Công – Hà Nội) chia sẻ với phóng viên: Ô tô, sổ đỏ căn hộ 90m2 đã dùng để thế chấp vay vốn ngân hàng cách đây 2 năm. Hiện anh đang có kế hoạch kinh doanh nhưng gõ cửa các ngân hàng thương mại xin vay vốn đều bị từ chối. Lý do: điều kiện trả nợ của anh không khả thi, tài sản đã thế chấp hết cho các khoản nợ cũ, và nợ cũ cũng chưa trả được hết, dù không "treo lãi” ngày nào.

Làm việc tại một công ty liên doanh Nhật Bản, anh Nguyễn Tiến Dũng (đường Pháo đài Láng – Hà Nội) có nhu cầu vay tiền để sửa nhà dịp cuối năm. Thế nhưng khi tiếp cận với Ngân hàng VPbank đã bị từ chối vì căn nhà anh muốn thế chấp vay vốn chỉ mới có hợp đồng mua bán chưa có sổ đỏ.

Tiến sĩ Hạ Thị Thiều Dao, giảng viên Học viện Ngân hàng cho rằng, sau khi khảo sát một số ngân hàng, lý do khiến cho người dân lẫn doanh nghiệp vẫn không vay được tiền ngân hàng là do tài sản thế chấp không đảm bảo. Vì đối với ngân hàng, để cung cấp tín dụng, các điều kiện theo chuẩn phải được đảm bảo.

Còn theo TS Trần Du Lịch, tình hình nợ xấu chưa được cải thiện nên dòng tín dụng vẫn bị tắc nghẽn, nền kinh tế không hấp thụ được vốn. Và do vậy, tình trạng ngân hàng thừa tiền - dân doanh thiếu vốn sẽ vẫn kéo dài.

Hà Tĩnh hạ biển “đường Facebook”!

(ĐSPL)-Facebook không phải tên danh nhân, người có công với đất nước ta cũng không phải tên theo tập quán mà chỉ là “trào lưu”, thậm chí dở “Tây” dở “Ta”...

Ngày 9/12, báo điện tử Hà Tĩnh đăng tin có nội dung: cảm thông với sự khó khăn, vất vả, khó khăn khi vác cày, vác bừa, dắt trâu bò, mang giống lúa, phân bón, người dân địa phương phải men theo một lối mòn, vượt qua một quả đồi mới tới được cánh đồng để sản xuất, nhóm Facebook báo Khăn quàng đỏ Tp Hồ Chí Minh đã ủng hộ thôn 7 (còn gọi là thôn Yên Hội), xã Hương Thọ (huyện Vũ Quang) hơn 30 triệu đồng để thuê máy xúc làm một con đường mới cho nhân dân.

Người dân tích cực làm đường vào cánh đồng Khe Ré. Ảnh: Báo Hà Tĩnh.

Theo tin trên báo Hà Tĩnh điện tử để ghi nhớ tấm lòng nhân đạo của nhóm Facebook báo Khăn quàng đỏ nhân dân đã gắn biển, đặt tên đường là “Đường Facebook.”

“Đường Facebook” xuất hiện ở Hà Tĩnh nhanh chóng tỏa ra nhiều “ngã rẽ” đến các trang báo mạng, trở thành chủ đề bình luận “nóng” trên Facebook.

Có nhiều Facebooker ủng hộ “ý tưởng lạ” này, họ lập luận tên đường dù “Tây” hay “Ta,” miễn nó giúp ích và làm vơi bớt đi sự khó nhọc của những người dân nghèo thôn 7, xã Hương Thọ (Vũ Quang).

Nhưng số khác cho rằng “Đường Facebook” như “chiêu PR” khéo léo của báo Khăn quàng đỏ nhằm câu “like” và sự “tò mò” của công chúng.

Tuy nhiên, không ít cư dân mạng không đồng tình với cách đặt tên như thế vì nếu đã có “Đường Facebook”, ắt hẳn trong tương lai sẽ xuất hiện “Đường Twitter”; “Đường Google”; “Đường Yahoo” v.v ở Việt Nam

Theo Quyết định (QĐ)số 36/2005/QĐ-BGTVT về Quyết định của Bộ trưởng Bộ giao thông Vận tải về việc Qui định đặt tên và số hiệu đường bộ căn cứ theo Luật giao thông đường bộ (2008), Nghị định số số 34/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 và Nghị định số 186/2004/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ thì việc đặt tên đường như đã nêu hoàn toàn trái với qui định Pháp luật hiện hành.

Tiểu mục a, khoản 2, Điều 2 QĐ số 36/2005/QĐ-BGTVT qui định đối với hệ thống đường địa phương khi đặt tên phải gồm chữ “Đường” kèm theo tên danh nhân, người có công với tổ quốc, sự kiện lịch sử-văn hóa, tên địa danh hoặc tên theo tập quán.

Tiểu mục e, khoản 2, Điều 2 tQĐ số 36/2005/QĐ-BGTVT nêu rõ: khi đặt tên đường thuộc xã phải gồm chữ “Đường” kèm theo tên địa danh hoặc tên theo tập quán.

Tại khoản 3 Điều 3 QĐ nêu trên qui định thẩm quyền đặt tên và số hiệu đường chỉ rõ: UBND cấp huyện đặt tên đường thuộc hệ thống đường thuộc cấp xã.

Như vậy, để gắn biển “Đường Facebook” ở thôn 7, chính quyền và người dân xã Hương Thọ phải báo cáo với UBND huyện Vũ Quang xem xét.

Nhưng, Facebook không phải tên danh nhân, người có công với đất nước ta cũng không phải tên theo tập quán mà chỉ là “trào lưu”, thậm chí dở “Tây” dở “Ta”, nên không thể đặt tên đường như vậy được.

Nếu con đường mới mở cho người dân nghèo thôn 7, xã Hương Thọ đặt tên theo danh nhân, anh hùng liệt sĩ địa phương có lẽ sẽ ý nghĩa hơn nhiều.

Trả lời phỏng vấn qua điện thoại của PV báo Đời sống và Pháp luật Online vào chiều ngày 10/12, ông Phạm Quốc Thanh, UVBTV Huyện ủy-Phó Chủ tịch huyện Vũ Quang khẳng định huyện “té ngửa” và chưa bao giờ có văn bản hay quyết định cho phép đặt tên cho con đường được nhóm Facebook báo Khăn quàng đỏ tài trợ cho nhân dân thôn 7, xã Hương Thọ với tên gọi thời đại @ như thế.

Ông Phó chủ tịch còn cho biết cá nhân ông rất bất bình và bức xúc khi đọc tin trên mạng Internet vì đây rõ ràng là hành vi tùy tiện trái qui định của pháp luật, đồng thời đã cử cán bộ về xã Hương Thọ xác minh vụ việc.

Sau khi “hạ” biển “Đường Facebook”, UBND huyện Vũ Quang sẽ xem xét đặt tên theo đúng Qui định pháp luật, phù hợp với thẩm quyền, trách nhiệm cũng như lịch sử- văn hóa và tập quán địa phương.

Anh Trúc

Chuyện lạ ở Hà Tĩnh: Xuất hiện đường mang tên “Facebook”

Một con đường mang tên “Đường Facebook” đã được gắn biển ở Hà Tĩnh để ghi nhớ tấm lòng thiện nguyện của nhóm Facebook báo Khăn quàng đỏ TP Hồ Chí Minh.

Tin đăng ngày 9/12 trên báo Hà Tĩnh cho biết, mới đây Nhóm Facebook báo Khăn quàng đỏ TP Hồ Chí Minh đã ủng hộ 30 triệu đồng cho bà con xóm 7, xã Hương Thọ, huyện Vũ Quang.

Trong chuyến đi trao quà cứu trợ lũ lụt cho bà con ba huyện miền núi Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang tháng 10/2013, nhóm Facebook báo Khăn quàng đỏ TP Hồ Chí Minh đã về tận thôn Yên Hội, xã Hương Thọ (Vũ Quang).

Chứng kiến cảnh người dân nơi đây rất vất vả, khó khăn khi vác cày, vác bừa, dắt trâu bò, mang giống lúa, phân bón men theo một lối mòn, vượt qua một quả đồi mới vào được cánh đồng để sản xuất, nhóm đã quyết định ủng hộ bà con xóm 7 (Yên Hội) hơn 30 triệu đồng để thuê máy xúc đào một con đường phục vụ người dân sản xuất.

Người dân tích cực làm đường vào cánh đồng Khe Ré. Ảnh: Báo Hà Tĩnh.
Người dân tích cực làm đường vào cánh đồng Khe Ré. Ảnh: Báo Hà Tĩnh.
Người dân tích cực làm đường vào cánh đồng Khe Ré. Ảnh: Báo Hà Tĩnh.
Người dân tích cực làm đường vào cánh đồng Khe Ré. Ảnh: Báo Hà Tĩnh.
Đường Facebook - Ảnh: Báo Hà Tĩnh
Theo Soha

VIỆT NAM NHẬP SIÊU HÀNG TRUNG QUỐC LÀ "BẤT THƯỜNG"

VIỆT NAM (NV) Ở Việt Nam đang rộ lên cuộc tranh cãi giữa hai nhóm, yên tâm và lo ngại về cán cân mậu dịch Việt Nam-Trung Quốc.

Trong khi một quan chức cao cấp của Hà Nội cho rằng việc Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc là “hết sức bình thường,” thì một giám đốc công ty Trung Quốc lại cảnh cáo “nạn nhập siêu làm mất cân bằng cán cân thương mại hai nước.”



Hàng Trung Quốc đổ vào Việt Nam qua cửa biên giới phía Bắc ngày càng nhiều. (Hình: Internet)

Theo báo Người Lao Ðộng, một cuộc họp được tổ chức tại Hà Nội cuối năm rồi đã “mổ xẻ” tiềm năng và cơ hội hợp tác giữa hai nước Việt-Trung. Báo Người Lao Ðộng dẫn lời ông Chu Kiếm Quân tại cuộc họp này cho rằng, năng lực sản xuất hàng hóa của Việt Nam không theo kịp nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh tại thị trường.

Ông Chu Kiếm Quân là một giám đốc công ty tư nhân tọa lạc tại Hồng Kông đã cảnh cáo rằng, Việt Nam cần nâng cao sức cạnh tranh, khuyến khích thương nhân mình đưa hàng hóa vào thị trường Trung Quốc. Chỉ như thế, theo ông Chu Kiếm Quân, Việt Nam mới có hy vọng cân bằng cán cân thương mại giữa hai nước.

Trong khi đó, cũng theo báo Người Lao Ðộng, phó vụ trưởng Vụ Thị Trường Châu Á-Thái Bình Dương của Bộ Công Thương Cộng sản Việt Nam - Ðào Ngọc Chương tỏ ra bình thản trước con số nhập siêu 10 tỉ đô hàng hóa Trung Quốc tại Việt Nam.

Theo ông Ðào Ngọc Chương, 90% giá trị hàng Trung Quốc xuất cảng sang Việt Nam là nguyên liệu “đầu vào” của các ngành sản xuất nội địa. Trong số này, Việt Nam đã nhập cảng 10 sản phẩm chính từ Trung Quốc như máy móc, điện thoại và linh kiện, phụ tùng; máy tính; bông, vải sợi; giày dép; xăng dầu, khí đốt; hạt nhựa; phân bón; thức ăn gia súc...

Ông này cho rằng đó là hiện tượng hết sức bình thường vì nếu “không nhập cảng từ Trung Quốc thì cũng phải nhập từ các quốc gia khác giá cao hơn, đường vận chuyển dài hơn, mắc hơn...” Ông Ðào Ngọc Chương còn bác bỏ dư luận cho rằng, Việt Nam nhập cảng máy móc phế thải và rau quả chứa chất độc hại của Trung Quốc ngày càng nhiều.

Cũng theo báo Người Lao Ðộng, gần ba mươi năm qua, Việt Nam chưa bao giờ xuất siêu sang Trung Quốc, trừ năm 1992.

Ðiều đáng lo ngại, theo ông viện phó Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung ương - Võ Trí Thành, Việt Nam nhập cảng nguyên liệu để sản xuất hàng tiêu thụ trong nước chỉ là một hình thức gia công cấp thấp. Theo ông Thành, tình trạng này khiến cán cân thương mại Việt Nam đối với Trung Quốc ngày càng thâm hụt một cách đáng lo ngại.
Vì vậy, trong khi dư luận ở Việt Nam hô hào thúc đẩy phát triển kỹ nghệ; nâng cao vai trò của khu vực kinh tế tư nhân; sử dụng hữu hiệu đồng vốn của nền kinh tế... thì nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam vẫn “bình chân như vại.”

Vụ dân phòng đánh người bán hàng rong: Phường nói anh Tình tấn công tổ công tác... 9 người


(Xã hội) - Liên quan đến vụ dân phòng và TTQLĐT phường 25, quận Bình Thạnh (TPHCM) bị quần chúng nhân dân “tố” là có đánh đập anh Trịnh Xuân Tình khi anh này phản ứng trước việc tổ công tác của phường này lập biên bản về hành vi lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường vào chiều ngày 6.12, ngày 9.12, Chủ tịch UBND phường 25 đã có báo cáo lên Quận ủy, UBND quận Bình Thạnh về vụ việc này.


Theo bản báo cáo có ký tên của ông Chủ tịch phường Nguyễn Văn Quý thì nội dung vụ việc được tóm lược như sau:
Khoảng 17h ngày 6.12, tổ công tác của phường gồm 6 nhân viên TTQLĐT và 3 thành viên bảo vệ dân phố phối hợp thực hiện việc kiểm tra, xử lý với số người mua bán, lấn chiếm lòng lề đường ở khu vực chợ Văn Thánh cũ trên tuyến đường D1.
Khi tổ công tác đến trước số nhà 02, lô B7 cư xá 304 - trong phạm vi tuyến đường chợ Văn Thánh cũ phát hiện anh Trịnh Xuân Tình (SN 1979, hộ khẩu xã Định Tăng, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa) đang đứng bán ở lề đường gồm có 1 xe máy mang BKS 53VA-2462, kéo theo 1 xe thô sơ ba bánh tự chế để rau quả bán ở lề đường.
Lúc này, tổ công tác lập biên bản thì anh Tình có uống rượu say, nhảy vào đạp chiếc xe máy đổ ra đường. Thấy vậy, tổ công tác yêu cầu anh Tình chấp hành về Ủy ban Nhân dân phường để làm việc, nhưng anh Tình cố tình không chấp hành mà còn dùng chân đá vào người của tổ công tác.
Trước thái độ của anh Tình có hành vi chống lại người thi hành công vụ, tổ công tác có dùng công cụ hỗ trợ là còng số 8 để còng tay anh Tình lại không cho anh Tình có hành vi tấn công tổ công tác và đưa lên xe của Ủy ban Nhân dân phường đưa về phường làm việc.
Khi lên xe, anh Tình nhảy xuống đất và cố tình nằm ra đường ăn vạ và có dấu hiệu bị trúng gió. Công an phường đã phối hợp kêu xe taxi đưa anh Tình vào khoa Cấp cứu - Bệnh viện Nhân dân Gia Định để khám.
Theo nội dung bản báo cáo trên thì anh Tình là người tấn công cả tổ công tác, có hành vi chống người thi hành công vụ - dù anh chỉ có một mình, trong khi  tổ công tác thì có đến 9 con người (!?).
Việc anh Tình nằm bất động thì bản báo cáo nói là nằm ăn vạ. Thương tích thì bị chấn thương phần mềm, bầm tím ở hai tay do bị còng chứ tổ công  tác không có hành vi đánh đập anh Tình như báo chí đã nêu và cho đăng hình ảnh lên mạng. Việc các báo nêu là không có cơ sở.
Theo bản cáo này thì anh Tình có hành vi chống đối người thi hành công vụ nên chỉ bị tổ công tác buộc phải đưa về phường làm việc. Ban đầu là ép lên xe gắn máy, sau đó là lên xe ôtô, nhưng do anh nhảy xuống xe nên tổ công tác…bó tay rồi bỏ đi chứ không có đánh đập gì.
Như những gì được nêu trong báo cáo của UBND phường 25 thì toàn bộ những nội dung mà em rể của anh Tình ghi trong đơn tường trình đều là không có giá trị gì, dù có cả chục người ký vào để làm chứng.
Vấn đề quan trọng nhất là anh Tình vẫn chưa có buổi đối chất với phía tổ công tác của UNBD phường 25, lực lượng công an trước sự chứng kiến của các nhân chứng và các cơ quan liên quan để làm rõ những vấn đề liên quan.

Đoạn văn bản trong bản báo cáo của UBND phường 25. 
Theo bản báo trên thì những nội dung mà đơn tường trình của anh Trường là sai - dù có chục người  đòng ký tên làm chứng.
 
Bản báo cáo của UBND phường 25 lên cơ quan cấp trên ngày 9.12.

Theo Lao động

Nữ sinh lớp 9 nhảy lầu tự tử vì không có tiền đóng học


(Xã hội) - Nạn nhân mặc đồng phục học sinh, cổ quàng khăn đỏ bước thẫn thờ dọc hành lang. Sau đó, ai nấy ngớ người bởi cô bé bước lên lan can lầu 2 thả mình xuống.


Theo báo Pháp luật, khoảng 13h ngày 19/11, hàng trăm người có mặt tại bệnh viện quận Gò Vấp tá hoả bởi cảnh tượng một cô bé gieo mình từ tầng 2 xuống nền xi măng bất tỉnh tại chỗ.
Các nhân chứng kể lại, nạn nhân mặc đồng phục học sinh, cổ quàng khăn đỏ bước thẫn thờ dọc hành lang. Sau đó, ai nấy ngớ người bởi cô bé bước lên lan can thả mình, sự việc xảy ra chóng vánh nên không ai kịp can ngăn.
Nạn nhân nhanh chóng được chuyển vào phòng cấp cứu, nhưng do thương tích quá nặng nên tiếp tục được chuyển lên bệnh viện Gia Định cứu chữa. Danh tính nữ sinh tự vẫn được xác định là em Phạm Thị Thanh Thảo (15 tuổi, học sinh lớp 9 trường THCS An Nhơn, quận Gò Vấp).
Mẹ và bà ngoại của Thảo bên những tờ giấy khen của con gái.
Mẹ và bà ngoại của Thảo bên những tờ giấy khen của con gái.
Chị Phạm Thị Yến Hương (46 tuổi), mẹ nạn nhân kể lại, bình thường 1h chiều con gái mình mới đi học. Nhưng trưa xảy ra sự việc, Thảo xin phép mẹ đi học sớm hơn 30 phút với lí do tập duyệt văn nghệ chuẩn bị lễ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Trước lúc con gái rời khỏi nhà, chị Hương cho biết Thảo vui vẻ như mọi ngày chứ không có biểu hiện gì buồn chán. Chừng hơn nửa giờ đông hồ sau, lúc đang phụ việc cho nhà chủ, người mẹ khựng chân tay nhận được tin báo từ nhà trường rằng con gái chị nhảy lầu tự vẫn.
Ba năm trước, ba mẹ Thảo ly hôn, em ở với mẹ và bà ngoại tại phòng trọ ở địa chỉ nêu trên. Bà ngoại và mẹ của Thảo đều bị bệnh tim, huyết áp. Chi tiêu của gia đình trông chờ vào khoản tiền 800.000 đồng/tháng do mẹ Thảo đi giúp việc nhà. Hoàn cảnh gia đình rất khó khăn nên sau khi tan học, Thảo phụ bán dừa cho một chủ vựa ở chợ An Nhơn nhưng thu nhập cũng không được là bao.
 Chị Hương cho biết, trước hôm xảy ra sự việc đáng tiếc, Thảo gọi điện cho bố nhiều cuộc xin tiền đóng học phí nhưng không được chấp nhận. “Có thể con bé cảm thấy tủi thân mới tự vẫn, chứ ở trường, ở nhà nó chẳng xảy ra chuyện buồn nào”, mẹ nữ sinh suy đoán.
Theo lời người mẹ nhận định, Thảo đã có ý định từ bỏ cuộc đời từ trước. Trước khi nhảy lầu bệnh viện, bé gái gửi lại bức thư cho bạn thân cùng lớp. Trong thư, cô bé than thở cuộc đời mình chịu nhiều khổ đau, tủi nhục quá rồi nên không muốn sống nữa, đồng thời gửi lời chúc bạn bè học tập tốt. Ngoài bì thư, bé gái ghi chú “đến 5h chiều mới được mở thư ra xem”.
Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Nuôi, bà nội cô bé thanh minh dù bỏ nhà ra sống ngoài nhưng thi thoảng con trai bà đều ghé lại thăm nom, chu cấp tiền bạc cho cháu nội mình ăn học. Bà Nuôi trách móc con dâu và bà sui gia khó tính bởi thời gian gần đây con trai mình hối cải, xin quay lại sống chung nhưng bị ruồng bỏ.


Thanh Thanh (Tổng hợp)